Trách nhiệm của Bộ Công Thương về việc thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của Bộ Công Thương về việc thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Bộ Công Thương về việc thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quy định như thế nào?

    Trách nhiệm của Bộ Công Thương về việc thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam quy định tại Điều 11 Quyết định 30/2019/QĐ-TTg, cụ thể như sau:

    - Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

    + Tổ chức xây dựng mục tiêu, chiến lược, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong từng thời kỳ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

    + Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức có liên quan xây dựng Hệ thống tiêu chí Chương trình;

    + Trực tiếp xây dựng, thực hiện các đề án thuộc Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao;

    + Hướng dẫn xây dựng các đề án, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và ký kết với các đơn vị chủ trì thực hiện các đề án theo quy định tại Quy chế này;

    + Tổng hợp, xây dựng dự toán kinh phí quản lý, thực hiện Chương trình và tổng hợp chung trong dự toán của Bộ Công Thương, trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách;

    + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các đề án thuộc Chương trình, việc tuân thủ các quy định của Chương trình đối với các doanh nghiệp tham gia Chương trình;

    + Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Ban Thư ký và Ban Chuyên gia của Chương trình. Cục Xúc tiến thương mại có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện nội dung này;

    + Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định công nhận danh sách các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Cục Xúc tiến thương mại có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Điều 8 Quy chế này;

    + Trước ngày 25 tháng 12 hàng năm tổng hợp đánh giá kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ qua hệ thống văn bản điện tử liên thông về tình hình thực hiện Chương trình trong năm theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này;

    + Phối hợp với các tổ chức, cá nhân huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động của Chương trình;

    + Quản lý, sử dụng kinh phí theo chế độ tài chính hiện hành.

    - Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan thực hiện Quy chế này.

     

    14