Quy trình xây dựng, phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quy định như thế nào?

Quy trình xây dựng, phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Quy trình xây dựng, phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quy định như thế nào?

    Quy trình xây dựng, phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam quy định tại Điều 6 Quyết định 30/2019/QĐ-TTg, cụ thể như sau:

    - Đơn vị chủ trì xây dựng đề án theo quy trình quy định tại khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP.

    - Bộ Công Thương có trách nhiệm thẩm định đề án do các đơn vị chủ trì đề xuất căn cứ theo:

    + Chiến lược phát triển hoạt động ngoại thương trong ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    + Định hướng cụ thể hàng năm hoặc từng thời kỳ của Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam;

    + Nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp.

    - Căn cứ ý kiến của Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam về danh mục đề án do các đơn vị chủ trì đề xuất, Bộ trưởng Bộ Công Thương Quyết định phê duyệt danh mục đề án theo quy trình quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP trước ngày 15 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.

    - Việc bổ sung đề án ngoài danh mục đề án thuộc Chương trình đã được phê duyệt thực hiện theo quy trình quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.

    - Việc điều chỉnh đề án đã được phê duyệt thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 13 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP.

    - Bộ Công Thương rà soát tiến độ, nội dung, kinh phí thực hiện các đề án để điều chỉnh, thu hồi kinh phí chưa sử dụng hết, phê duyệt bổ sung, điều chỉnh đề án thực hiện Chương trình.

     

    10