TPHCM vẽ lại địa giới hành chính sau sáp nhập tỉnh 2025?

TPHCM vẽ lại địa giới hành chính sau sáp nhập tỉnh 2025? TPHCM sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60? Nguyên tắc tổ chức và điều chỉnh đơn vị địa giới hành chính năm 2025 là gì?

Nội dung chính

    TPHCM vẽ lại địa giới hành chính sau sáp nhập tỉnh 2025?

    TPHCM vẽ lại địa giới hành chính theo phương án sáp nhập lớn chưa từng có, giảm từ 273 phường, xã, thị trấn hiện hữu xuống còn 102 đơn vị hành chính. Mục tiêu là tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và đáp ứng chủ trương giảm tối thiểu 60% đơn vị hành chính cấp xã trên toàn quốc. Việc tái cơ cấu này sẽ hoàn tất trong quý II/2025.

    Cùng với đó, TPHCM đang phối hợp chặt chẽ với hai tỉnh giáp ranh là Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu để xây dựng đề án hợp nhất hành chính cấp tỉnh. Sau sáp nhập, toàn vùng đô thị có diện tích hơn 6.770 km², dân số trên 13,7 triệu người và tổng thu ngân sách năm 2024 gần 678.000 tỉ đồng. Khi hoàn tất, bản đồ TPHCM sau sáp nhập sẽ thay đổi mạnh, phản ánh rõ định hướng phát triển vùng đô thị liên kết.

    TP.HCM sẽ hoàn tất phương án sáp nhập gửi Trung ương trước ngày 1/5/2025, tổ chức lại xong cấp xã trước 30/6/2025 và kết thúc toàn bộ quá trình tái cấu trúc cấp huyện trước 1/7/2025. Đề án hợp nhất cấp tỉnh được kỳ vọng hoàn thành và đi vào hoạt động trước ngày 15/9/2025.

    Dưới đây là địa giới hành chính TPHCM sau sáp nhập tỉnh 2025:

    Địa giới hành chính sau sáp nhập tỉnh 2025

    Đặt tên cho các đơn vị mới sau sáp nhập cần dễ nhớ, gắn với lịch sử - văn hóa địa phương và tránh trùng lặp. Việc đặt tên không chỉ thể hiện tính nhận diện mà còn có ý nghĩa trong việc định hình lại địa giới hành chính mới của từng khu vực. Việc xác lập lại địa giới hành chính và hoàn chỉnh bản đồ TPHCM sau sáp nhập sẽ giúp thành phố xây dựng một mô hình đô thị hiện đại, đồng bộ và hiệu quả hơn trong giai đoạn mới.

    TPHCM vẽ lại địa giới hành chính sau sáp nhập tỉnh 2025?

    TPHCM vẽ lại địa giới hành chính sau sáp nhập tỉnh 2025? (Hình từ Internet)

    TPHCM sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60?

    TPHCM sáp nhập với tỉnh nào? Căn cứ Mục 16 Chương II Danh sách dự kiến các tỉnh thành sáp nhập ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 chính thức quy định về các tỉnh thành sáp nhập cụ thể gồm các tỉnh như sau:

    II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
    [...]
    16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
    [...]

    TPHCM sáp nhập với tỉnh nào? Như vậy, TPHCM sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

    Danh sách dự kiến sáp nhập tỉnh năm 2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW:

    Sáp nhập tỉnh

    Tên gọi

    Trung tâm chính trị - hành chính

    Tuyên Quang, Hà Giang

    Tuyên Quang

    Tuyên Quang

    Lào Cai và tỉnh Yên Bái

    Lào Cai

    Yên Bái

    Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên

    Thái Nguyên

    Thái Nguyên

    Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình

    Phú Thọ

    Phú Thọ

    Bắc Ninh Bắc Giang

    Bắc Ninh

    Bắc Giang

    Hưng Yên,Thái Bình

    Hưng Yên

    Hưng Yên

    Hải Dương, thành phố Hải Phòng

    Thành phố Hải Phòng

    Thành phố Hải Phòng

    Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định

    Ninh Bình

    Ninh Bình

    Quảng Bình, Quảng Trị

    Quảng Trị

    Quảng Bình

    Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng

    thành phố Đà Nẵng

    thành phố Đà Nẵng

    Kon Tum, Quảng Ngãi

    Quảng Ngãi

    Quảng Ngãi

    Gia Lai, Bình Định

    Gia Lai

    Bình Định

    Ninh Thuận, Khánh Hoà

    Khánh Hoà

    Khánh Hoà

    Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận

    Lâm Đồng

    Lâm Đồng

    Đắk Lắk, Phú Yên

    Đắk Lắk

    Đắk Lắk

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh

    Thành phố Hồ Chí Minh

    Thành phố Hồ Chí Minh

    Đồng Nai, Bình Phước

    Đồng Nai

    Đồng Nai

    Tây Ninh, Long An

    Tây Ninh

    Long An

    Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang

    Cần Thơ

    Cần Thơ

    Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh

    Vĩnh Long

    Vĩnh Long

    Tiền Giang, Đồng Tháp

    Đồng Tháp

    Tiền Giang

    Bạc Liêu, Cà Mau

    Cà Mau

    Cà Mau

    An Giang, Kiên Giang

    An Giang

    Kiên Giang

    Trên đây là danh sách sáp nhập tỉnh năm 2025 mới nhất.

    Nguyên tắc tổ chức và điều chỉnh đơn vị địa giới hành chính năm 2025 là gì?

    Căn cứ Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định cụ thể về nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính áp dụng cho cả bản đồ địa giới hành chính TPHCM như sau:

    (1) Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

    - Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;

    - Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;

    - Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;

    - Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

    (2) Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

    - Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    - Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

    - Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

    - Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    (3) Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    - Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;

    - Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.

    Chuyên viên pháp lý Cao Thanh An
    saved-content
    unsaved-content
    950