Tòa án trả đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những trường hợp nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Tòa án trả đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những trường hợp nào?
Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Do đó, để yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản Công ty VL cần thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
- Tên, địa chỉ của người làm đơn;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Khoản nợ đến hạn.
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
Điều 35 Luật phá sản 2014 quy định Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
Thứ hai, người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật này;
Thứ ba, Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
Thứ tư, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này;
Thứ năm, người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải nêu rõ lý do trả lại đơn..
Trường hợp của bạn Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tuy nhiên bạn cần đối chiếu lại quy định của Luật phá sản để biết Công ty VL đã thực hiện đúng các thủ tục yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản hay chưa, đồng thời xem xét lý do Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có đúng với quy định nêu trên hay không? Trường hợp Công ty VL không nhất trí với quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam thì Công ty có quyền làm đơn gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để được giải quyết theo quy định pháp luật.
Bạn muốn biết Công ty VL cần làm gì để việc thi hành án có kết quả, chúng tôi trả lời như sau:
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì Công ty VL có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Đồng thời, Công ty VL cần liên hệ trực tiếp với Chấp hành viên để biết kết quả thi hành án đối với Công ty QN hiện nay.