Tỉnh có dân số đông nhất Việt Nam sau sáp nhập theo Nghị quyết 202 2025 QH15?

Tỉnh có dân số đông nhất Việt Nam sau sáp nhập theo Nghị quyết 202 2025 QH15?

Nội dung chính

    Tỉnh có dân số đông nhất Việt Nam sau sáp nhập theo Nghị quyết 202 2025 QH15? 

    Căn cứ Nghị quyết 202/2025/QH15 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2025.

    Sau khi sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 06 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 04 thành phố hình thành sau sắp xếp quy định tại Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp là các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La và thành phố Hà Nội, thành phố Huế. 

    Theo đó, tỉnh có dân số đông nhất Việt Nam sau sáp nhập được căn cứ theo khoản 23 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 quy định về danh sách sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:

    Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
    [...]

    16. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương thành thành phố mới có tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 6.772,59 km2, quy mô dân số là 14.002.598 người.
    Thành phố Hồ Chí Minh giáp các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Tây Ninh và Biển Đông.
    17. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai. Sau khi sắp xếp, tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 12.737,18 km2, quy mô dân số là 4.491.408 người.
    Tỉnh Đồng Nai giáp tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và Vương quốc Cam-pu-chia.
    18. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh. Sau khi sắp xếp, tỉnh Tây Ninh có diện tích tự nhiên là 8.536,44 km2, quy mô dân số là 3.254.170 người.
    Tỉnh Tây Ninh giáp tỉnh Đồng Nai, tỉnh Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh và Vương quốc Cam-pu-chia.
    19. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Cần Thơ. Sau khi sắp xếp, thành phố cần Thơ có diện tích tự nhiên là 6.360,83 km2, quy mô dân số là 4.199.824 người.
    Thành phố Cần Thơ giáp các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Vĩnh Long và Biển Đông.
    20. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long. Sau khi sắp xếp, tỉnh Vĩnh Long có diện tích tự nhiên là 6.296,20 km2, quy mô dân số là 4.257.581 người.
    Tỉnh Vĩnh Long giáp tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ và Biển Đông.
    21. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp. Sau khi sắp xếp, tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên là 5.938,64 km2, quy mô dân số là 4.370.046 người.
    Tỉnh Đồng Tháp giáp các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Vương quốc Cam-pu-chia và Biển Đông.
    22. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau. Sau khi sắp xếp, tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là 7.942,39 km2, quy mô dân số là 2.606.672 người.
    Tỉnh Cà Mau giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và Biển Đông.
    23. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang. Sau khi sắp xếp, tỉnh An Giang có diện tích tự nhiên là 9.888,91 km2, quy mô dân số là 4.952.238 người.
    Tỉnh An Giang giáp tỉnh Cà Mau, tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Vương quốc Cam-pu-chia và Biển Đông.

    [...]

    Như vậy, tỉnh có dân số đông nhất sau sáp nhập là tỉnh An Giang với 4.952.238 người và thành phố có dân số đông nhất cả nước là TP HCM với 14.002.598 người.

    Bên cạnh đó, sau An Giang về số dân là Đồng Nai với gần 4,5 triệu người, Ninh Bình với 4,4 triệu người, Đồng Tháp với 4,37 triệu người. 

    Tỉnh có dân số đông nhất Việt Nam sau sáp nhập theo Nghị quyết 202 2025 QH15?

    Tỉnh có dân số đông nhất Việt Nam sau sáp nhập theo Nghị quyết 202 2025 QH15? (Hình từ Internet)

    Thủ tục phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sau sắp xếp từ 1 7 2025 

    Căn cứ Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sau sắp xếp như sau:

    (1) Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Môi trường để thẩm định;

    (2) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Môi trường gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đến các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh để lấy ý kiến;

    (3) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản đến Bộ Nông nghiệp và Môi trường;

    (4) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

    (5) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Môi trường gửi thông báo kết quả thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    (6) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến Hội đồng thẩm định, hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    (7) Hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh gồm:

    - Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    - Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

    - Báo cáo thuyết minh về quy hoạch sử dụng đất;

    - Hệ thống bản đồ và dữ liệu kèm theo (dạng giấy hoặc dạng số);

    - Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến Hội đồng thẩm định;

    - Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sửdụng đất cấp tỉnh. 

    Tải về Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP

    Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
    saved-content
    unsaved-content
    58