Thỏa thuận nhận tội là gì? Có cơ chế Thỏa thuận nhận tội ở Việt Nam không?
Nội dung chính
Thỏa thuận nhận tội là gì? Có cơ chế Thỏa thuận nhận tội ở Việt Nam không?
(1) Thỏa thuận nhận tội là gì?
Thỏa thuận nhận tội là sự thỏa thuận trong vụ án hình sự giữa công tố viên và bị cáo, theo đó bị cáo đồng ý nhận tội để đổi lại việc được giảm nhẹ tội danh hoặc mức hình phạt. Có ba loại thỏa thuận nhận tội phổ biến:
Thỏa thuận về tội danh: Bị cáo đồng ý nhận một tội danh nhẹ hơn để được rút bỏ các cáo buộc nghiêm trọng hơn. Ví dụ, bị cáo có thể nhận tội ngộ sát để đổi lấy việc hủy bỏ cáo buộc giết người.
Thỏa thuận về bản án: Bị cáo chấp nhận nhận tội như bị truy tố để được đề nghị áp dụng mức án nhẹ hơn.
Thỏa thuận về sự thật: Ít phổ biến hơn và không phải tòa án nào cũng chấp nhận. Bị cáo thừa nhận một số tình tiết trong vụ án để tránh việc các bằng chứng bất lợi khác được sử dụng tại phiên tòa.
(2) Có cơ chế Thỏa thuận nhận tội ở Việt Nam không?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định một cách cụ thể, độc lập về cơ chế “thỏa thuận nhận tội” như trong các hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Nhật Bản. Bộ luật Hình sự (BLHS) và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) Việt Nam không có điều khoản riêng biệt nào điều chỉnh chế định “thỏa thuận nhận tội”.
Tuy nhiên, nội dung có tính chất tương tự thỏa thuận nhận tội được thừa nhận gián tiếp thông qua các quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, căn cứ theo:
Điểm r, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tình tiết giảm nhẹ bao gồm:
“Người phạm tội tự thú; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”.
Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tình tiết giảm nhẹ là một trong những căn cứ để quyết định hình phạt nhẹ hơn trong khung hình phạt.
Tuy nhiên, các quy định này chưa làm phát sinh quyền "thương lượng" hoặc "thoả thuận" giữa bị can/bị cáo với cơ quan tiến hành tố tụng. Việc bị cáo tự nguyện khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội chỉ được xem là căn cứ để Tòa án xem xét giảm nhẹ hình phạt, chứ không cấu thành một “thỏa thuận” có tính hai chiều theo đúng bản chất của chế định “plea bargaining” trong luật nước ngoài.
Như vậy, Hiện nay Việt Nam chưa có quy định nào về cơ chế thỏa thuận nhận tội.
Thông tin về Thỏa thuận nhận tội là gì? Có cơ chế Thỏa thuận nhận tội ở Việt Nam không? chỉ mang tính chất tham khảo thêm.
Thỏa thuận nhận tội là gì? Có cơ chế Thỏa thuận nhận tội ở Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự có được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không?
Căn cứ khoản 2 Điều 70 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định như sau:
Điều 70. Thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản
[...]
2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản;
b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Như vậy, một trong những điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản là không bị truy cứu trách nhiệm hình.
Theo đó, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.