Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời gian hoạt động đào tạo đối với trình độ sơ cấp được quy định như thế nào?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời gian hoạt động đào tạo đối với trình độ sơ cấp được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời gian hoạt động đào tạo đối với trình độ sơ cấp được quy định như thế nào?

    Thời gian hoạt động đào tạo đối với trình độ sơ cấp được hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó:

    1. Thời gian hoạt động đào tạo tùy theo yêu cầu, tính chất của nghề đào tạo và tình hình thực tế của cơ sở đào tạo sơ cấp, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể thời gian hoạt động đào tạo của cơ sở mình.
    2. Đơn vị thời gian của hoạt động đào tạo
    a) Thời gian khóa học được tính theo năm học, tháng học và tuần.
    b) Một giờ học thực hành hoặc học theo mô - đun là 60 phút, được tính bằng một giờ chuẩn. Một giờ học lý thuyết là 45 phút, được tính bằng một giờ chuẩn.
    c) Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô - đun không quá 8 giờ chuẩn. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ chuẩn.
    d) Một tuần học theo mô - đun hoặc thực hành không quá 40 (bốn mươi) giờ chuẩn. Một tuần học lý thuyết không quá 30 (ba mươi) giờ chuẩn.
    3. Tùy theo số lượng người học, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo sơ cấp, người phụ trách đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày đối với từng lớp.

    Trên đây là nội dung về thời gian hoạt động đào tạo đối với trình độ sơ cấp, được quy định tại Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

    14