Thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của nước ngoài được quy định như thế nào?

Tôi có một số vấn đề liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự. Thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của nước ngoài được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của nước ngoài được quy định như thế nào?

    Thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của nước ngoài được hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành, theo đó:

    1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài bao gồm:
    a) Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
    b) Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh trong trường hợp ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự;
    c) Thừa phát lại thực hiện tống đạt giấy tờ theo quy định của pháp luật.
    Trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, thông tin theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự và thi hành án dân sự.
    2. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài được xác định như sau:
    a) Nơi người được tống đạt là cá nhân cư trú, làm việc hoặc nơi cơ quan, tổ chức được tống đạt có trụ sở, chi nhánh của tổ chức đó theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
    b) Nơi người được triệu tập làm chứng, người giám định cư trú, làm việc;
    c) Nơi thực hiện việc thu thập, cung cấp chứng cứ.

    Trên đây là nội dung về thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của nước ngoài, được quy định tại Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

    6