Tạm giam được pháp luật quy định như thế nào?

Tạm giam được pháp luật quy định như thế nào? Người đồng tính có được bố trí giam giữ ở buồng riêng không? Nội dung này được pháp luật hiện hành quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào?

Nội dung chính

    Tạm giam được pháp luật quy định như thế nào? Người đồng tính có được bố trí giam giữ ở buồng riêng không?

    Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn được áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

    Theo Khoản 4 Điều 18 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì:

    Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:

    a) Người đồng tính, người chuyển giới;

    b) Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này;

    c) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.

    Như vậy, người đồng tính có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.

    Trên đây là nội dung tư vấn về bố trí giam giữ ở buồng riêng đối với người đồng tính. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này.

    13