Sông Dnepr ở đâu? Sông Dnepr rộng bao nhiêu?

Sông Dnepr ở đâu? Sông Dnepr rộng bao nhiêu? Đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông ngòi kênh, rạch, suối được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Sông Dnepr ở đâu? Sông Dnepr rộng bao nhiêu?

    Sông Dnepr là một trong những con sông lớn nhất của châu Âu, bắt nguồn từ vùng cao nguyên Valdai ở phía tây nước Nga, chảy qua lãnh thổ Belarus và Ukraina trước khi đổ ra biển Đen. Với tổng chiều dài khoảng 2.201 km, đây là con sông dài thứ tư ở châu Âu, chỉ sau sông Volga, Danube và Ural.

    Trong hành trình chảy qua Ukraina, sông Dnepr đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống kinh tế, văn hóa và lịch sử của đất nước này. Thủ đô Kyiv của Ukraina được xây dựng bên bờ sông, và nhiều thành phố lớn khác cũng phát triển dọc theo dòng chảy của nó.

    Sông Dnepr là nguồn cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và nông nghiệp và phục vụ giao thông thủy là nơi xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn.

    Sông Dnepr có sự thay đổi về độ rộng đáng kể theo từng khu vực. Ở thượng nguồn, sông tương đối hẹp chỉ vài chục đến vài trăm mét, nhưng khi chảy qua Ukraina, nhất là đoạn trung lưu và hạ lưu sông mở rộng đáng kể với chiều rộng trung bình từ 500 mét đến hơn 1.000 mét. Tại các hồ chứa lớn như hồ chứa Kyiv hoặc các đập thủy điện, chiều rộng của sông có thể lên đến từ 3 đến 7 km, tạo nên cảnh quan hùng vĩ và rất đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Dnepr.

    Thông tin "Sông Dnepr ở đâu? Sông Dnepr rộng bao nhiêu?" trên chỉ mang tính chất tham khảo.

    Sông Dnepr ở đâu? Sông Dnepr rộng bao nhiêu?

    Sông Dnepr ở đâu? Sông Dnepr rộng bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông ngòi kênh, rạch, suối được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 215 Luật Đất đai 2024 quy định về đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông ngòi, kênh, rạch, suối như sau:

    (1) Đất có mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng ao, hồ, đầm, phá đã được xác định mục đích sử dụng mà không phải mục đích nuôi trồng thủy sản.

    (2) Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định, đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối được quản lý, sử dụng theo quy định sau đây:

    - Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng, khai thác thủy sản;

    - Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hằng năm đối với tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

    - Nhà nước cho thuê đất có mặt nước là hồ thủy điện, thủy lợi để kết hợp sử dụng với mục đích phi nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản theo thẩm quyền;

    - Nhà nước giao, cho thuê đất trong phạm vi bảo vệ và phạm vi phụ cận đập, hồ chứa nước thuộc công trình thủy điện, thủy lợi cho tổ chức, cá nhân để quản lý, kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác theo quy định của pháp luật có liên quan và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

    (3) Việc khai thác, sử dụng đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định; phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở dòng chảy tự nhiên; không gây cản trở giao thông đường thủy.

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Mai Bảo Ngọc
    saved-content
    unsaved-content
    49