Chùa chuông ở đâu? Chùa Chuông thuộc phường nào của thành phố Hưng Yên?
Nội dung chính
Chùa Chuông ở đâu? Chùa Chuông thuộc phường nào của thành phố Hưng Yên?
Chùa Chuông là một công trình Phật giáo nổi bật nằm tại cuối đường Văn Miếu phường Hiến Nam, thuộc trung tâm thành phố Hưng Yên. Đây là ngôi chùa cổ gắn bó lâu đời với vùng đất từng một thời phồn thịnh Phố Hiến, nơi được ví như thương cảng sầm uất thứ hai sau Kinh thành Thăng Long vào thế kỷ 16 và 17.
Chùa Chuông mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống của người Việt, với bố cục hài hòa, mái ngói cong vút và những hàng cột gỗ lớn tạo nên vẻ uy nghiêm nhưng vẫn gần gũi, thanh tịnh. Nơi đây vừa là không gian sinh hoạt tín ngưỡng và vừa chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Nhờ vào vị trí trung tâm và ý nghĩa tâm linh sâu sắc, Chùa Chuông từ lâu đã trở thành điểm dừng chân quen thuộc của người dân địa phương và du khách khi đến với Hưng Yên.
Dạo gần đây, mọi người rất quan tâm đến lịch trình xá lợi Phật về Chùa Chuông Hưng Yên và lịch chiêm bái xá lợi Phật Chùa Chuông và Chùa Chuông rước xá lợi Phật khi nào?
Sau đây là lịch chiêm bái xá lợi Phật tại Chùa Chuông
Theo kế hoạch, từ ngày 28/05/2025 đến hết ngày 29/05/2025, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức cho chùa Chuông rước xá lợi Phật.
Dự kiến từ 6h30 ngày 28/05/2025, Đoàn cung rước Xá lợi Đức Phật từ Quảng Ninh về Hưng Yên. Đoàn rước đi qua vòng xuyến Chợ Gạo (TP Hưng Yên) qua đường Điện Biên, vòng xuyến Bưu Điện, đường Nguyễn Văn Linh tới Dốc Đá - đường Bãi Sậy trước khi về chùa Chuông.
Chùa Chuông ở đâu? Chùa Chuông thuộc phường nào của thành phố Hưng Yên? (Hình từ Internet)
Đất chùa có phải là đất tôn giáo không?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về đất tôn giáo như sau:
Theo đó, đất tôn giáo là đất xây dựng các công trình tôn giáo, bao gồm: chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, tượng đài, bia và tháp thuộc cơ sở tôn giáo; cơ sở đào tạo tôn giáo; trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các công trình tôn giáo hợp pháp khác.
Tuy nhiên, tại Điều 212 Luật Đất đai 2024 như sau:
Điều 212. Đất tín ngưỡng
1. Đất tín ngưỡng là đất có công trình tín ngưỡng bao gồm đình, đền, miếu, am, nhà thờ họ; chùa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 213 của Luật này; các công trình tín ngưỡng khác.
2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc sử dụng đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 218 của Luật này.
Như vậy, đất chùa là một trong những công trình của đất tôn giáo. Tuy nhiên, chùa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 213 Luật Đất đai 2024 thì là đất tín ngưỡng.
Đất tôn giáo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 213 Luật Đất đai 2024 quy định về đất tôn giáo.
Theo đó, đất tôn giáo được quy định như sau:
- Đất tôn giáo bao gồm đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và công trình tôn giáo hợp pháp khác.
- Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
- Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo và khả năng quỹ đất của địa phương để quy định hạn mức và quyết định diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh.
- Việc sử dụng đất tôn giáo kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 218 Luật Đất đai 2024.
- Trường hợp Nhà nước thu hồi đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024 thì được bố trí địa điểm mới phù hợp với quỹ đất của địa phương và sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ.