Sáp nhập xã ở Bình Giang Hải Dương như thế nào? Huyện Bình Giang còn bao nhiêu xã sau sáp nhập?

Sáp nhập xã ở Bình Giang Hải Dương như thế nào? Huyện Bình Giang còn bao nhiêu xã sau sáp nhập? Tỉnh Hải Dương sáp nhập đổi thành gì?

Nội dung chính

    Sáp nhập xã ở Bình Giang Hải Dương như thế nào? Huyện Bình Giang còn bao nhiêu xã sau sáp nhập?

    Trước đó, huyện Bình Giang có 16 đơn vị hành chính cấp xã nhưng có lần sáp nhập xã Bình Minh và Thái Học thành xã Thái Minh nên trước khi sáp nhập bỏ cấp huyện, huyện Bình Giang có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

    - 1 thị trấn: Thị trấn Kẻ Sặt;

    - 14 xã: Xã Bình Xuyên, Cổ Bi, Hồng Khê, Hùng Thắng, Long Xuyên, Nhân Quyền, Tân Hồng, Tân Việt, Thái Dương, Thái Minh, Thái Hòa, Thúc Kháng, Vĩnh Hồng, Vĩnh Hưng.

    Vậy sáp nhập xã ở Bình Giang Hải Dương như thế nào? Huyện Bình Giang còn bao nhiêu xã sau sáp nhập? được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1669/NQ-UBTVQH15 như sau:

    Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hải Phòng
    Trên cơ sở Đề án số 381/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hải Phòng (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hải Phòng như sau:
    [...]
    85. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Vĩnh Hưng và xã Hùng Thắng (huyện Bình Giang), thị trấn Kẻ Sặt và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Vĩnh Hồng thành xã mới có tên gọi là xã Kẻ Sặt.
    86. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Tân Việt (huyện Bình Giang), Long Xuyên, Hồng Khê, Cổ Bì và phần còn lại của xã Vĩnh Hồng sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 85 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Bình Giang.
    87. Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Thúc Kháng, Thái Minh, Tân Hồng, Thái Dương và một phần diện tích tự nhiên của xã Thái Hòa thành xã mới có tên gọi là xã Đường An.
    88. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bình Xuyên (huyện Bình Giang), một phần diện tích tự nhiên của xã Thanh Tùng, xã Đoàn Tùng vàphần còn lại của các xã Thúc Kháng,Thái Minh, Tân Hồng, Thái Dương,Thái Hòa sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 87 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Thượng Hồng.
    [...]
    107.Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phạm Kha, xã Nhân Quyền, phần còn lại của xã Thanh Tùng và xã Đoàn Tùng sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 88 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Nguyễn Lương Bằng.
    [...]

    Theo đó, sau sáp nhập huyện Bình Giang thành 5 xã bao gồm: xã Kẻ Sặt, xã Bình Giang, xã Đường An, xã Thượng Hồng, xã Nguyễn Lương Bằng.

    Trên đây là thông tin về sáp nhập xã ở Bình Giang Hải Dương như thế nào? Huyện Bình Giang còn bao nhiêu xã sau sáp nhập?

    Sáp nhập xã ở Bình Giang Hải Dương như thế nào? Huyện Bình Giang còn bao nhiêu xã sau sáp nhập?

    Sáp nhập xã ở Bình Giang Hải Dương như thế nào? Huyện Bình Giang còn bao nhiêu xã sau sáp nhập? (Hình từ Internet)

    Tỉnh Hải Dương sáp nhập đổi thành gì?

    Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 như sau:

    Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
    [...]
    3. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên. Sau khi sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 8.375,21 km2, quy mô dân số là 1.799.489 người.
    Tỉnh Thái Nguyên giáp các tỉnh Bắc Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và thành phố Hà Nội.
    4. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ. Sau khi sắp xếp, tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 9.361,38 km2, quy mô dân số là 4.022.638 người.
    Tỉnh Phú Thọ giáp các tỉnh Lào Cai, Ninh Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang và thành phố Hà Nội.
    5. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh thành tỉnh mới có tên gọi là Bắc Ninh. Sau khi sắp xếp, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 4.718,60 km2, quy mô dân số là 3.619.433 người.
    Tỉnh Bắc Ninh giáp các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, thành phố Hải Phòng và thành phố Hà Nội.
    6. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên. Sau khi sắp xếp, tỉnh Hưng Yên có diện tích tự nhiên là 2.514,81 km2, quy mô dân số là 3.567.943 người.
    Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Ninh Bình, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và Biển Đông.
    7. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Hải Phòng. Sau khi sắp xếp, thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 3.194,72 km2, quy mô dân số là 4.664.124 người.
    [...]

    Theo đó, sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Hải Phòng. Sau khi sắp xếp, thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 3.194,72 km2, quy mô dân số là 4.664.124 người.

    Như vậy, tỉnh Hải Dương sáp nhập đổi thành thành phố Hải Phòng.

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    saved-content
    unsaved-content
    1