Sáp nhập tỉnh thành, giải quyết tranh chấp đất đai được quy định thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Lê Thị Thanh Lam
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Sáp nhập tỉnh thành, giải quyết tranh chấp đất đai được quy định thế nào? Trường hợp nào khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không được thụ lý giải quyết?

Nội dung chính

Sáp nhập tỉnh thành, giải quyết tranh chấp đất đai được quy định thế nào?

Theo Mục 1 Kết luận 137-KL/TW 2025 như sau:

Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
Thực hiện đúng chủ trương theo Kết luận số 130-KL/TW, ngày 14/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp (còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương), tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp.

Theo đó, Kết luận 137 KL TW năm 2025 Bộ Chính trị nêu rõ nội dung sáp nhập tỉnh, thành và bỏ cấp huyện năm 2025.

Sáp nhập tỉnh thành, giải quyết tranh chấp đất đai được quy định thế nào?

**Trong phạm vi bài viết này, thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai được đề cập đến là trình tự thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Quyết định 629/QĐ-BNNMT năm 2025 quy định về việc công bố chuẩn hóa lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 03 tháng 4 năm 2025.

Căn cứ tiểu mục 2 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 629/QĐ-BNNMT năm 2025 quy định về trình tự thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cụ thể như sau:

- Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, ban hành văn bản thông báo cho các bên tranh chấp đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp về việc thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, trường hợp không thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết.

- Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành.

- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Bên cạnh quy định về trình tự thủ tục thực hiện, tiểu mục 2 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 629/QĐ-BNNMT năm 2025 cũng quy định về cách thức thực hiện, thành phần, số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cụ thể như sau:

Cách thức thực hiện

- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường dịch vụ bưu chính; theo địa chỉ Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (địa chỉ số 10 đường Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc Trụ sở tiếp công dân (số 79 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội)

- Nộp trên Cổng thông tin đất đai quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Nông nghiệp và Môi trường (địa chỉ http://dichvucong.mae.gov.vn).

Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ

- Đơn yêu cầu yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai (bản chính);

- Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã (bản phô tô hoặc có công chức hoặc có chứng thực).

- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai (lần đầu) của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bản phô tô hoặc có công chức hoặc có chứng thực).

- 2. (bản phô tô hoặc có công chức hoặc có chứng thực).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết: không quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp giải quyết TTHC: các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: UBND các cấp.

Sáp nhập tỉnh thành, giải quyết tranh chấp đất đai được quy định thế nào?Sáp nhập tỉnh thành, giải quyết tranh chấp đất đai được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tranh chấp đất đai?

Căn cứ quy định tại khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định:

Giải thích từ ngữ
...
47. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
...

Căn cứ quy định trên, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải là tranh chấp đất đai mà là tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự theo quy định.

Trường hợp nào khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không được thụ lý giải quyết?

Căn cứ Điều 11 Luật Khiếu nại 2011 quy định:

Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết
Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
5. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
8. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.

Như vậy, có 09 trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết theo quy định trên.

Trên đây là nội dung bài viết "Sáp nhập tỉnh thành, giải quyết tranh chấp đất đai được quy định thế nào?".

saved-content
unsaved-content
975