15:35 - 29/03/2025

Sáp nhập phường TPHCM: Thủ Đức 1,2,3 gồm những phường nào theo đề xuất?

Sáp nhập phường TPHCM: Thủ Đức 1,2,3 gồm những phường nào theo đề xuất? Mục tiêu phát triển quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040 như thế nào?

Nội dung chính

Sáp nhập phường TPHCM: Thủ Đức 1,2,3 gồm những phường nào theo đề xuất?

UBND TP. Thủ Đức đã đề xuất hai phương án nhằm thực hiện việc sáp nhập thành phố Thủ Đức. Hiện TP. Thủ Đức xây dựng 2 phương án sáp nhập như sau: giữ nguyên hiện trạng, chuyển thành cấp cơ sở trực thuộc TP.HCM và sắp xếp lại thành 9 phường.

Theo đó, với phương án sắp xếp lại thành 9 phường thì việc sáp nhập thành phố Thủ Đức sẽ đi theo hướng giảm số lượng phường xuống còn 9 phường mới, được đặt tên theo số thứ tự.

Cụ thể: việc sáp nhập phường TPHCM: Thủ Đức 1,2,3 gồm những phường nào theo đề xuất như sau:

- Phường Thủ Đức 1: sáp nhập phường của nguyên trạng 5 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Thảo Điền và Thủ Thiêm, lấy tên là phường Thủ Đức 1, rộng gần 25 km2, dân số hơn 112.000 người.

- Phường Thủ Đức 2: sáp nhập nguyên trạng 2 phường Hiệp Bình Phước và Hiệp Bình Chánh, lấy tên là phường Thủ Đức 2, rộng hơn 14 km2, dân số khoảng 173.000 người.

- Phường Thủ Đức 3: sáp nhập nguyên trạng 3 phường Bình Chiểu, Tam Bình và Tam Phú, lấy tên là phường Thủ Đức 3, rộng gần 11 km2, dân số gần 150.000 người.

- Phường Thủ Đức 4: sáp nhập 2 phường Linh Trung và Linh Xuân, lấy tên phường Thủ Đức 4, rộng 11 km2, dân số khoảng 130.000 người.

- Phường Thủ Đức 5: sáp nhập 3 phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ và Tân Phú, lấy tên phường Thủ Đức 5, rộng hơn 34 km2, dân số hơn 153.000 người.

- Phường Thủ Đức 6: sáp nhập 3 phường Long Phước, Long Trường và Trường Thạnh, lấy tên phường Thủ Đức 6, rộng 47 km2, dân số hơn 83.000 người.

- Phường Thủ Đức 7: sáp nhập 5 phường Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi và Phú Hữu, thành phường Thủ Đức 7, rộng 37 km2, dân số gần 170.000 người.

- Phường Thủ Đức 8: sáp nhập 6 phường Hiệp Phú, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tăng Nhơn Phú A và Tăng Nhơn Phú B, lấy tên phường Thủ Đức 8, rộng 21 km2, dân số hơn 261.000 người.

- Phường Thủ Đức 9: sáp nhập 5 phường Bình Thọ, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây và Trường Thọ thành phường Thủ Đức 9, rộng 12 km2, dân số 176.000 người.

Như vậy, theo phương án sáp nhập 34 phường hiện tại thành 9 phường và đặt tên theo số thứ tự thì dự kiến sáp nhập phường TPHCM: Thủ Đức 1,2,3 gồm những phường như trên.

Sáp nhập phường TPHCM: Thủ Đức 1,2,3 gồm những phường nào theo đề xuất?

Sáp nhập phường TPHCM: Thủ Đức 1,2,3 gồm những phường nào theo đề xuất? (Hình từ Internet)

Mục tiêu phát triển quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040 như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 202/QĐ-TTg năm 2025 có quy định về mục tiêu phát triển quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040 như sau:

Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040 với những nội dung chính sau:
1. Phạm vi ranh giới, quy mô, thời hạn quy hoạch:
a) Phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch:
- Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch là ranh hành chính của thành phố Thủ Đức, 4 phía tiếp giáp với các đơn vị hành chính cấp huyện như sau:
+ Phía Đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Tây giáp quận 4, quận 1, quận 12 và quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phía Nam giáp quận 4, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Bắc giáp thành phố Dĩ An và thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
- Quy mô lập quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính của thành phố Thủ Đức với tổng diện tích tự nhiên khoảng 21.156,9 ha.
b) Thời hạn quy hoạch:
- Giai đoạn ngắn hạn: Đến năm 2030.
- Giai đoạn dài hạn: Đến năm 2040.
2. Mục tiêu phát triển:
- Phát triển thành phố Thủ Đức trở thành đô thị sáng tạo, tương tác cao; khu vực dẫn dắt kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động kinh tế tri thức như đào tạo, nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao và hợp tác phát triển; bước đầu trở thành trung tâm tài chính của quốc gia, hướng tới khu vực quốc tế.
- Có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với các khu vực trong Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trọng điểm trong vùng Đông Nam Bộ bằng các phương thức đường bộ, đường sắt, hàng hải và đường thủy nội địa; phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng; phát triển hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn đô thị loại I và loại đặc biệt, tạo điều kiện để phát triển hạ tầng số, hạ tầng đô thị thông minh.
- Có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn; tạo dựng cảnh quan đô thị hiện đại và sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hóa và đặc trưng đô thị sông nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.
...

Theo đó, mục tiêu phát triển quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040 như sau:

- Phát triển thành phố Thủ Đức trở thành đô thị sáng tạo, tương tác cao; khu vực dẫn dắt kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động kinh tế tri thức như đào tạo, nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao và hợp tác phát triển; bước đầu trở thành trung tâm tài chính của quốc gia, hướng tới khu vực quốc tế.

- Có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với các khu vực trong Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trọng điểm trong vùng Đông Nam Bộ bằng các phương thức đường bộ, đường sắt, hàng hải và đường thủy nội địa; phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng; phát triển hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn đô thị loại I và loại đặc biệt, tạo điều kiện để phát triển hạ tầng số, hạ tầng đô thị thông minh.

- Có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn; tạo dựng cảnh quan đô thị hiện đại và sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hóa và đặc trưng đô thị sông nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
saved-content
unsaved-content
414