15:16 - 17/12/2024

Sáp nhập Bộ Tài chính và bộ kế hoạch đầu tư 2025? Tên gọi Bộ mới khi sáp nhập là gì?

Sáp nhập Bộ Tài chính và bộ kế hoạch đầu tư 2025? Tên gọi Bộ mới khi sáp nhập là gì?

Nội dung chính

    Sáp nhập Bộ Tài chính và bộ kế hoạch đầu tư 2025? Tên gọi Bộ mới khi sáp nhập là gì?

    Căn cứ theo điểm b tiểu mục 2.2 Mục 2 Chương II của Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ do Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 ban hành quy định như sau:

    2. Định hướng kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
    ...
    2.2. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ
    ...
    b) Định hướng cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang Bộ
    (1) Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

    Theo đó, sáp nhập Bộ Tài chính và bộ kế hoạch đầu tư 2025 với tên gọi mới là  Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.

    Hiện nay, vẫn chưa có thông tin chính thức về việc sẽ sáp nhập năm 2025 nhưng theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, trên cơ sở thực hiện phương án nêu trên, tổ chức bộ máy mới của Chính phủ sau khi Sáp nhập Bộ Tài chính và bộ kế hoạch đầu tư sẽ áp dụng từ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031).

    Như vậy dự kiến việc sáp nhập Bộ Tài chính và bộ kế hoạch đầu tư là vào năm 2025 nhưng vẫn phải chờ thông tin, văn bản chính thức từ cơ quan có thẩm quyền.

    Sáp nhập Bộ Tài chính và bộ kế hoạch đầu tư 2025? Tên gọi Bộ mới khi sáp nhập là gì?

    Sáp nhập Bộ Tài chính và bộ kế hoạch đầu tư 2025? Tên gọi Bộ mới khi sáp nhập là gì? (Hình từ Internet)

    Nhiệm vụ chung cần triển khai về kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ gồm những gì?

    Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024, quy định về nhiệm vụ chung cần triển khai như sau:

    - Các cơ quan, tổ chức kết thúc hoạt động Ban cán sự đảng, khẩn trương xây dựng phương án thành lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ; đồng thời xây dựng quy chế làm việc, mối quan hệ công tác của Đảng ủy bộ sau sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm theo yêu cầu định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ.

    - Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ và tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối tổ chức bên trong[1], không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án hợp nhất các Bộ) trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc nêu trên, bảo đảm bám sát yêu cầu định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Trung ương; đồng thời, rà soát lại tất cả các hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ cần thiết.

    - Sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

    - Rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy của Chính phủ để có giải pháp đề xuất xử lý trong quá trình sắp xếp; xây dựng dự thảo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

    - Đề xuất và giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.

    - Hướng dẫn xử lý tài chính, ngân sách, tài sản công và chuyển tiếp quản lý dự án đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

    12