Nguyên tắc và yêu cầu lập mới, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị

Chuyên viên pháp lý: Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Nguyên tắc và yêu cầu lập mới, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị

Nội dung chính

Nguyên tắc và yêu cầu lập mới, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị

Ngày 18/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết 66.1/2025/NQ-CP quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Theo đó, Điều 2 Nghị quyết 66.1/2025/NQ-CP quy định nguyên tắc và yêu cầu lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu như sau:

(1) Quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị có thể được lập mới, điều chỉnh đồng thời với quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung đô thị và được phê duyệt trước khi phê duyệt quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị.

Sau khi phê duyệt, quy hoạch phân khu được cập nhật, tích hợp trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.

(2) Nội dung quy hoạch phân khu đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn và bảo đảm các yêu cầu sau:

- Ranh giới, quy mô diện tích lập quy hoạch phân khu tại quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trên cơ sở rà soát, xác định tính chất, chức năng, vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực dự kiến lập quy hoạch;

- Tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị và nông thôn, quy định của pháp luật có liên quan. 

Nguyên tắc và yêu cầu lập mới, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị

Nguyên tắc và yêu cầu lập mới, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị (Hình từ Internet)

Căn cứ về công bố quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 50 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 quy định về công bố quy hoạch đô thị và nông thôn như sau:

(1) Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch đô thị và nông thôn được phê duyệt, nội dung của quy hoạch phải được công bố công khai; đối với những nội dung thuộc bí mật nhà nước phải bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Nội dung, tài liệu công bố quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:

- Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch (nếu có);

- Quyết định phê duyệt quy hoạch;

- Các bản vẽ quy hoạch;

- Thuyết minh quy hoạch;

- Quy định quản lý theo quy hoạch đô thị và nông thôn.

(2) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn tổ chức công bố công khai quy hoạch do mình tổ chức lập, trừ các trường hợp sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố công khai quy hoạch do Bộ Xây dựng tổ chức lập tại địa bàn do mình quản lý;

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổ chức công bố công khai quy hoạch do chủ đầu tư tổ chức lập.

(3) Quy hoạch đô thị và nông thôn phải được công bố tại trụ sở và đăng tải thường xuyên, liên tục trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, hệ thống thông tin quốc gia về quy hoạch và kết hợp thực hiện theo một, một số hoặc các hình thức sau:

- Thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Trưng bày hệ thống bản vẽ quy hoạch đô thị và nông thôn; trưng bày mô hình (nếu có);

- Tổ chức hội nghị, hội thảo;

- Phát hành ấn phẩm. 

Thực hiện việc trình thẩm định, thẩm định quy hoạch đô thị và nông thôn ra sao?

Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 178/2025/NĐ-CP quy định về trình thẩm định, thẩm định quy hoạch đô thị và nông thôn cụ thể như sau:

(1) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch trình cấp phê duyệt quy hoạch hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn để đề nghị phê duyệt sau khi đã được hoàn thiện theo báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định.

(2) Cơ quan thẩm định quy hoạch kiểm tra thành phần, nội dung hồ sơ quy hoạch đô thị và nông thôn bảo đảm theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn; thành lập hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định; tổ chức lấy ý kiến các thành viên hội đồng thẩm định, lấy ý kiến phản biện của chuyên gia là thành viên hội đồng thẩm định trước khi tổ chức họp hội đồng thẩm định quy hoạch đô thị và nông thôn.

(3) Cơ quan thẩm định quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, ý kiến phản biện và gửi cơ quan tổ chức lập quy hoạch để nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện hồ sơ quy hoạch đô thị và nông thôn trước khi trình cấp phê duyệt quy hoạch.

Đối với nội dung còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất với cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan thẩm định quy hoạch báo cáo, nêu rõ quan điểm trong báo cáo thẩm định quy hoạch đô thị và nông thôn để cấp phê duyệt quy hoạch xem xét, quyết định.

(4) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch phải tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến thẩm định, ý kiến phản biện do cơ quan thẩm định tổng hợp; hoàn thiện hồ sơ quy hoạch đô thị và nông thôn, gửi lại để cơ quan thẩm định quy hoạch kiểm tra và hoàn thiện, ban hành báo cáo thẩm định trước khi cơ quan tổ chức lập quy hoạch trình cấp phê duyệt quy hoạch.

(5) Việc thẩm định của cơ quan thẩm định theo quy định tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 và tại Điều 15 Nghị định 178/2025/NĐ-CP không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập quy hoạch và trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị và nông thôn đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật. 

saved-content
unsaved-content
1