Quyền của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?

Quyền của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào đang hiện hành quy định cụ thể về nội dung này?

Nội dung chính

    Quyền của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?

    Quyền của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng được quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 18/2016/NĐ-CP) như sau:

    - Yêu cầu tổ chức tín dụng bán nợ, khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ bên bảo đảm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu về tổ chức và hoạt động của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm; thông tin, tài liệu về các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã được bán cho Công ty Quản lý tài sản;

    - Đề nghị tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản;

    - Tham gia quá trình cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn, mua cổ phần tại khách hàng vay;

    - Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật; thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ;

    - Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan bảo vệ pháp luật hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm và thu hồi, xử lý nợ, tài sản bảo đảm;

    - Đề nghị các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu do Công ty Quản lý tài sản mua chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm;

    - Công ty Quản lý tài sản trở thành bên nhận bảo đảm và được thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm dựa trên hợp đồng mua bán nợ xấu mà không phải ký lại hợp đồng bảo đảm với bên bảo đảm;

    - Giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các hoạt động được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định này;

    - Đối với Khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, Công ty Quản lý tài sản được thu một số tiền trên số tiền thu hồi Khoản nợ xấu theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính trừ đi số tiền Công ty Quản lý tài sản đã thu theo quy định tại Điểm l Khoản này, trong trường hợp số tiền thu được từ thu hồi Khoản nợ xấu lớn hơn số tiền đã thu theo Điểm l Khoản này. 

    Trong trường hợp số tiền này nhỏ hơn số tiền Công ty Quản lý tài sản đã thu theo Điểm l Khoản này thì Công ty Quản lý tài sản không phải hoàn trả tổ chức tín dụng số tiền đã thu theo Điểm l Khoản này;

    - Các quyền khác của chủ nợ, bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.

    - Đối với Khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, hàng năm, Công ty Quản lý tài sản được thu một số tiền theo một tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của Khoản nợ đang được hạch toán nội bảng trên bảng cân đối kế toán của Công ty Quản lý tài sản. 

    Số tiền tổ chức tín dụng trả cho Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại Điểm i và Điểm l Khoản này được hạch toán vào chi phí của tổ chức tín dụng;

    - Được kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của tổ chức tín dụng bán nợ, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ tố tụng trong việc khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm tại Tòa án; kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của tổ chức tín dụng bán nợ trong quá trình thi hành án. 

    - Công ty Quản lý tài sản không phải đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm trong hợp đồng bảo đảm đã đăng ký khi mua lại khoản nợ xấu từ tổ chức tín dụng bán nợ và tổ chức tín dụng bán nợ không phải đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm khi mua lại hoặc nhận lại khoản nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản.

    - Nội dung quy định tại Điều này còn được hướng dẫn bởi Thông tư 19/2013/TT-NHNNThông tư 33/2016/TT-NHNN

    105