Lãi suất thả nổi là gì? Lãi suất thả nổi có khác lãi suất cố định không?
Nội dung chính
Lãi suất thả nổi là gì? Lãi suất thả nổi có khác lãi suất cố định không?
Lãi suất thả nổi là loại lãi suất thay đổi theo các chỉ số thị trường. Tại những thời điểm khác nhau, lãi suất thả nổi khác nhau. Điều này giúp ta phân biệt được với lãi suất cố định.
Cụ thể lãi suất thả nổi và lãi suất cố định có những điểm khác biệt nhau:
| Lãi suất thả nổi | Lãi suất cố định |
Định nghĩa | Lãi suất thả nổi loại lãi suất thay đổi theo các chỉ số thị trường | Lãi suất cố định là loại lãi suất cố định, không thay đổi trong suốt hợp đồng |
Thời hạn | Thường áp dụng cho các khoản vay dài hạn | Thường áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn |
Tác động từ thị trường | Không đổi theo biến động của thị trường | Không thay đổi theo biến động của thị trường |
Lãi suất thả nổi là gì? Lãi suất thả nổi có khác lãi suất cố định không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng bảo vệ quyền lợi của khách hàng bao gồm?
Theo Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng bao gồm:
(1) Tham gia bảo hiểm tiền gửi, quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh.
(2) Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn tiền gốc, lãi của khoản tiền gửi theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
(3) Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
(4) Công bố công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng.
(5) Công bố công khai thời gian giao dịch chính thức. Trường hợp ngừng giao dịch tại một hoặc một số địa điểm thực hiện giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức hoặc ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử, chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trường hợp ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng, chậm nhất là 24 giờ sau thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến tổ chức tín dụng bao gồm?
Theo Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến tổ chức tín dụng bao gồm
(1) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(2) Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
(3) Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(4) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(5) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.