Quy định về việc xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật Thuế giá trị gia tăng như thế nào?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Quy định về việc xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật Thuế giá trị gia tăng như thế nào? Nguyên tắc xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng quy định như thế nào? 

    Tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 13 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định về xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

    - Xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng:

    Căn cứ vào tình hình thực tế và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn; kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, tổng số dự án và vốn đầu tư được cấp phép mới, tiến độ đầu tư của các dự án đầu tư đang triển khai và dự án đầu tư mới, các dự án đầu tư kết thúc giai đoạn đầu tư và chuyển sang giai đoạn hoạt động kinh doanh tại địa bàn để tính đúng, tính đủ, kịp thời số hoàn thuế giá trị gia tăng dự kiến phát sinh trong năm 2023 theo các chính sách, chế độ hiện hành và chế độ chính sách mới có hiệu lực thi hành. Xây dựng dự toán số hoàn thuế giá trị gia tăng gắn liền với yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, giám sát, kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng để đảm bảo đúng phát sinh thực tế, chính sách chế độ.

    - Dự toán thu NSNN (bao gồm cả thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu) cần dự kiến phần hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa làm giảm thu NSNN theo quy định của pháp luật.

    - Xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại:

    Căn cứ các hiệp định, thỏa thuận viện trợ ODA không hoàn lại và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc nguồn thu NSNN đã và đang thực hiện; các thỏa thuận đã và sẽ được ký kết, triển khai từ năm 2023 và tiến độ thực hiện của các khoản viện trợ, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại năm 2023 của Bộ, cơ quan, địa phương. Đối với các khoản viện trợ đã được tiếp nhận từ năm 2022 trở về trước chưa có dự toán được giao, các khoản viện trợ mới, chưa có trong kế hoạch trung hạn (đối với chi ĐTPT), các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập và tổng hợp vào dự toán năm 2023 để làm thủ tục bổ sung kế hoạch trung hạn, giao dự toán, hạch toán, quyết toán theo chế độ quy định (trong đó thể hiện cụ thể các dự án từ nguồn này đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hay chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn).

    Quy định về việc xây dựng dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật Thuế giá trị gia tăng như thế nào? (Hình Internet)

    Nguyên tắc xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 quy định như thế nào?

    Theo Khoản 1 Điều 14 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định nguyên tắc xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 quy định như sau:

    (1) Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 theo đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công, các Luật có liên quan; các quy định của pháp luật về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐTPT, chi thường xuyên NSNN; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách, chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị.

    (2) Tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TWNghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII). Ưu tiên nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở ở những nơi cần thiết, cấp bách; tăng cường thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Chú trọng cải cách hành chính theo hướng hiện đại, đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiết giảm chi phí.

    (3) Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện tiết kiệm triệt để, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2023 để hoàn thành các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn NSNN được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác.

    64
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ