Quy định về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập được quy định như thế nào?

Quy định về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập được quy định như thế nào? Doanh nghiệp kiểm toán chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong các trường hợp nào?

Nội dung chính

    Quy định về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập được quy định như thế nào?

    Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán. 

    Việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập được quy định tại Điều 34 Luật kiểm toán độc lập 2011 như sau:

    1. Doanh nghiệp kiểm toán chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
    a) Tự chấm dứt;
    b) Bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
    c) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
    d) Giám đốc doanh nghiệp tư nhân chết;
    đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
    2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
    a) Theo quyết định của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đã thành lập chi nhánh;
    b) Theo quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này.
    3. Trường hợp chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày chấm dứt.
    4. Bộ Tài chính quy định cụ thể về thủ tục chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
    15