Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thế nào?

Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thế nào? Giúp Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định ra sao?

Nội dung chính

    Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thế nào?

    Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được quy định tại Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT như sau:

    Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông là tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định chương trình giáo dục phổ thông; chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được pháp luật quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau: 

    - Giúp Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc và tổ chức các phiên họp của Hội đồng thẩm định;

    - Lập biên bản, báo cáo tổng hợp các ý kiến, kiến nghị trong các phiên họp của Hội đồng thẩm định; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực về nội dung biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;

    - Trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày làm việc sau khi Hội đồng thẩm định có báo cáo kết luận phải tập hợp và chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan cho đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định;

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại khoản 4 Điều này;

    Trên đây là nội dung câu trả lời về nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT.

    6