Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được quy định thế nào?
Nội dung chính
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được quy định thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 9 Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 22/07/2017), như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động của Hội đồng thẩm định;
- Lập và thực hiện kế hoạch làm việc của Hội đồng thẩm định theo tiến độ quy định;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng thẩm định;
- Điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; chủ trì thông qua biên bản làm việc sau mỗi phiên họp của Hội đồng thẩm định;
- Chịu trách nhiệm liên hệ công tác với đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định;
- Kiến nghị thay đổi thành viên của Hội đồng thẩm định;
- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định một số nội dung công việc cụ thể. Nội dung ủy quyền được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ làm việc của Hội đồng thẩm định;
- Báo cáo và phối hợp với đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định để xử lý các tình huống phát sinh bất thường trong quá trình thẩm định;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại khoản 4 Điều này.
Trên đây là những tư vấn trả lời cho câu hỏi: Chủ tịch Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông có những nhiệm vụ và quyền hạn nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, vui lòng tìm và tham khảo thêm tại Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT.