Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được quy định ra sao?

Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được quy định ra sao? Được quyền bảo lưu các ý kiến cá nhân như thế nào?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được quy định ra sao?

    Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được quy định tại Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT như sau:

    Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông là tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định chương trình giáo dục phổ thông; chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được pháp luật quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau: 

    - Được quyền yêu cầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan để phục vụ công tác thẩm định;

    - Nghiên cứu bản thảo chương trình, các tài liệu liên quan do đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định cung cấp;

    - Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về dự thảo chương trình trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; viết đánh giá, nhận xét về dự thảo chương trình theo các mẫu của Hội đồng thẩm định. Mỗi thành viên Hội đồng thẩm định không được vắng quá 1/4 (một phần tư) tổng số cuộc họp trong một quy trình thẩm định chương trình quy định tại Điều 11 Thông tư này. Trường hợp không tham gia cuộc họp của Hội đồng thẩm định thì phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định và gửi ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong hoặc gửi qua thư điện tử cho người chủ trì trước thời điểm tổ chức cuộc họp;

    - Chịu trách nhiệm về các ý kiến nhận xét, đánh giá trong quá trình thẩm định chương trình;

    - Được quyền bảo lưu các ý kiến cá nhân; được gửi các ý kiến cá nhân tới đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định bằng văn bản;

    - Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT.

    9