Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp

Quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp. Hướng đẫn này được quy định tại đâu hiện nay?

Nội dung chính

    Quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp

    Theo quy định tại Phụ lục 30 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:

    1. Định nghĩa bệnh

    Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp là bệnh gan do vi rút viêm gan B gây ra trong quá trình lao động.

    2. Yếu tố gây bệnh

    Vi rút viêm gan B (HBV) trong quá trình lao động.

    3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

    - Nhân viên y tế;

    - Quản giáo, giám thị trại giam;

    - Công an;

    - Nghề, công việc khác tiếp xúc với vi rút viêm gan B.

    4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu

    Yếu tố gây bệnh được ghi nhận trong phần đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp của Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động.

    Hoặc Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành trong trường hợp bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

    5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu

    1 lần.

    6. Thời gian bảo đảm

    - Viêm gan cấp tính: 6 tháng;

    - Viêm gan mạn tính: 2 năm;

    - Xơ gan: 20 năm;

    - Ung thư gan: 30 năm.

    7. Chẩn đoán

    7.1. Viêm gan vi rút B cấp tính

    7.1.1. Chẩn đoán xác định:

    a) Thể vàng da điển hình:

    - Có tiền sử truyền máu hay các chế phẩm của máu, tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn trong khoảng từ 4 tuần đến 6 tháng;

    - Lâm sàng: có thể có các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, tiểu ít sẫm màu, đau tức vùng gan, nôn, buồn nôn, phân bạc màu.

    - Cận lâm sàng:

    + AST, ALT tăng cao (thường tăng trên 5 lần so với giá trị bình thường);

    + Bilirubin tăng cao, chủ yếu là Bilirubin trực tiếp;

    + HBsAg (+) hoặc ( - ) và anti - HBc IgM (+).

    b) Một số thể lâm sàng khác:

    - Thể không vàng da:

    + Lâm sàng: có thể có mệt mỏi, chán ăn, đau cơ;

    + Xét nghiệm: AST, ALT tăng cao, anti - HBc IgM (+) và HBsAg (+/-).

    - Thể vàng da kéo dài:

    + Lâm sàng: Có các triệu chứng lâm sàng giống như thể điển hình, kèm theo có ngứa. Tình trạng vàng da thường kéo dài trên 6 tuần, có khi 3 - 4 tháng;

    + Xét nghiệm: AST, ALT tăng cao, Bilirubin tăng cao, chủ yếu là Bilirubin trực tiếp, HBsAg (+) hoặc (-) và anti - HBc IgM (+).

    - Thể viêm gan tối cấp:

    + Lâm sàng: Người bệnh có biểu hiện suy gan cấp kèm theo các biểu hiện của bệnh lý não gan;

    + Xét nghiệm: AST, ALT tăng cao, Bilirubin tăng cao, chủ yếu là Bilirubin trực tiếp, HBsAg (+) hoặc (-) và anti-HBc IgM (+), thời gian đông máu kéo dài, giảm tiểu cầu.

    7.2. Viêm gan vi rút B mạn tính

    Chẩn đoán xác định:

    - HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+).

    - AST, ALT tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng.

    - Có bằng chứng tổn thương mô bệnh học tiến triển, xơ gan (được xác định bằng sinh thiết gan hoặc đo độ đàn hồi gan hoặc Fibrotest hoặc chỉ số APRI) mà không do căn nguyên khác.

    8. Chẩn đoán phân biệt

    Cần chẩn đoán phân biệt viêm gan vi rút B cấp tính với:

    - Các loại viêm gan khác như: viêm gan nhiễm độc, viêm gan do virut khác (viêm gan vi rút A, viêm gan vi rút E, viêm gan vi rút C), viêm gan tự miễn, viêm gan do rượu.

    - Các nguyên nhân gây vàng da khác:

    + Vàng da trong một số bệnh nhiễm khuẩn: Bệnh do Leptospira, sốt rét, sốt xuất huyết;

    + Vàng da do tắc mật cơ học: u đầu tụy, u đường mật, sỏi đường mật.

    9. Tiến triển, biến chứng

    - Chữa khỏi không di chứng.

    - Viêm mạn tính.

    - Xơ gan, suy tế bào gan.

    - Ung thư gan hoặc viêm gan tối cấp gây tử vong.

    10. Hướng dẫn giám định

    TT

    Tn thương cơ thể

    Tỷ lệ (%)

    1.

    Tiền sử viêm gan: hiện tại hết triệu chứng lâm sàng, còn virus trên xét nghiệm

    11 - 15

    2.

    Viêm gan mạn

     

    2.1.

    Thể ổn định

    26 - 30

    2.2.

    Thể tiến triển

    41 - 45

    3.

    Xơ gan

     

    3.1.

    Giai đoạn 0

    31 - 35

    3.2.

    Giai đoạn 1 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ I)

    41 - 45

    3.3.

    Giai đoạn 2 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ II)

    61 - 65

    3.4.

    Giai đoạn 3 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ III)

    71 - 75

    4.

    Suy chức năng gan

     

    4.1.

    Suy chức năng gan nhẹ (chưa có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child - Pugh A)

    21 - 25

    4.2.

    Suy chức năng gan vừa (có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child - Pugh B)

    41 - 45

    4.3.

    Suy chức năng gan nặng (có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child - PughC)

    61 - 65

    5.

    Ung thư gan

     

    5.1.

    Ung thư gan chưa phẫu thuật

    71

    5.2.

    Ung thư gan đã di căn

    81

    5.3.

    Ung thư gan đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ tương ứng ở Mục 5.4, cộng lùi với 61%

     

    5.4.

    Phẫu thuật cắt gan

     

    5.4.1

    Cắt bỏ một phân thùy gan phải hoặc phân thùy IV

    46 - 50

    5.4.2.

    Cắt bỏ gan trái hoặc gan phải

    61

    5.4.3.

    Cắt bỏ gan phải có rối loạn chức năng gan

    71

    Trên đây là nội dung quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.

    Trân trọng!

    8