Quy định về hội đồng tuyển chọn đi đào tạo, bồi dưỡng bằng ngân sách nhà nước như thế nào?

Hội đồng tuyển chọn đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?Nhiệm vụ của Hội đồng tuyển chọn ra sao?

Nội dung chính

    Quy định về hội đồng tuyển chọn đi đào tạo, bồi dưỡng bằng ngân sách nhà nước như thế nào?

    Hội đồng tuyển chọn đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 14 Thông tư 13/2016/TT-BKHCN quy định quản lý Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:

    1. Hội đồng tuyển chọn do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập, gồm 05 (năm) thành viên:
    a) Chủ tịch Hội đồng: Trưởng Ban điều hành Đề án 2395;
    b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo đơn vị được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao là cơ quan thường trực Đề án 2395;
    c) Thư ký Hội đồng: Đại diện đơn vị được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao là cơ quan thường trực Đề án 2395;
    d) Ủy viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Căn cứ yêu cầu của từng hình thức, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, các ủy viên hội đồng có thể bao gồm các nhà khoa học và đại diện cơ quan, đơn vị khác.
    2. Nhiệm vụ của Hội đồng tuyển chọn:
    a) Nhận xét, đánh giá về hồ sơ dự tuyển theo từng hình thức đào tạo, bồi dưỡng căn cứ vào các điều kiện quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư này;
    b) Tuyển chọn hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chí của từng hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo quy định và bỏ phiếu đánh giá cho từng hồ sơ theo mẫu B2.1-PĐG tại Phụ lục 2 của Thông tư này. Nếu hồ sơ dự tuyển vượt chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng thì tiến hành tuyển chọn theo nguyên tắc cạnh tranh, trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Điều 10 Thông tư này.
    3. Nhiệm vụ của Thư ký Hội đồng: ghi biên bản các cuộc họp, kết quả đánh giá hồ sơ dự tuyển của Hội đồng theo mẫu B2.2-KQHĐ tại Phụ lục 2 của Thông tư này, gửi đơn vị thường trực Đề án 2395 và thực hiện các nhiệm vụ phát sinh trong quá trình tuyển chọn theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn.
    4. Hội đồng làm việc khi có mặt từ 04 (bốn) thành viên trở lên theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số. Trường hợp có số phiếu bằng nhau thì quyết định theo bên có số phiếu của Chủ tịch Hội đồng.
    5. Người có bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh chị em ruột đăng ký dự tuyển thì không được tham gia Hội đồng tuyển chọn.
    6. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

    Trên đây là nội dung quy định về hội đồng tuyển chọn đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 13/2016/TT-BKHCN.

    7