Thứ 6, Ngày 25/10/2024
11:33 - 10/10/2024

Quy định của pháp luật về vấn đề tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn như thế nào?

Tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn được quy định như thế nào? Thủ tục công bố tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn được quy định ra sao? Văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật về vấn đề tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn như thế nào?

    Tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn được quy định tại Điều 22 Nghị định 38/2017/NĐ-CP về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn như sau:

    1. Tạm dừng hoạt động của cảng cạn được thực hiện trong trường hợp để phục vụ việc bảo dưỡng, sửa chữa cảng cạn hoặc để thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật. Trước khi công bố tạm dừng hoạt động cảng cạn để bảo dưỡng, sửa chữa, chủ đầu tư phải có kế hoạch trước và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của các cơ quan, đơn vị tại cảng cạn.
    2. Đóng cảng cạn được thực hiện trong trường hợp vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh; cảng cạn không còn đủ điều kiện hoạt động theo quy định và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
    3. Thủ tục công bố tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn
    a) Tổ chức, cá nhân đề nghị tạm dừng hoạt động hoặc đóng cảng cạn gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác. Hồ sơ gồm Tờ khai dừng hoạt động, đóng cảng cạn theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
    b) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Giao thông vận tải có văn bản quyết định công bố đóng cảng cạn theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.

    Trên đây là quy định về Tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 38/2017/NĐ-CP.

    10