Quản lý nhà nước về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thực hiện theo nguyên tắc?

Nguyên tắc phối hợp quản lý nhà nước về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Nội dung chính

    Quản lý nhà nước về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thực hiện theo nguyên tắc?

    Căn cứ Điều 3 Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định 03/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang, nguyên tắc phối hợp được quy định như sau:

    - Việc phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức và các quy định của pháp luật có liên quan, không làm ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của từng cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan.

    - Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất nhằm bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký thế chấp trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, tạo điều kiện cho hoạt động đăng ký thế chấp được thuận lợi, kịp thời, đúng quy định; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký thế chấp.

    - Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức tham gia phối hợp.

    Bên cạnh đó, tại Điều 5 Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định 03/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang, các hình thức phối hợp bao gồm:

    - Trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác đăng ký thế chấp theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.

    - Tổ chức họp nhằm giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện đăng ký thế chấp.

    - Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

    Quản lý nhà nước về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thực hiện theo nguyên tắc?

    Quản lý nhà nước về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thực hiện theo nguyên tắc? (Hình từ Internet) 

    Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đăng ký và quản lý đăng ký thế chấp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ra sao?

    Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đăng ký và quản lý đăng ký thế chấp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được quy định tại Điều 6 Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định 03/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang như sau:

    - Sở Tư pháp thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nghiêm, đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến đăng ký thế chấp; trong việc cung cấp, tra cứu thông tin về đăng ký thế chấp, chia sẻ thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp; phối hợp với Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan Thi hành án dân sự, cơ quan Công an và các cơ quan liên quan trong việc cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm.

    - Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đăng ký, tiếp nhận, cung cấp thông tin có liên quan đến việc đăng ký thế chấp; tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp cho các tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan Thi hành án dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra và các cơ quan liên quan.

    - Cục Thi hành án dân sự tỉnh chỉ đạo Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản kê biên là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.

    - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các quy định pháp luật về đăng ký thế chấp và các văn bản liên quan; làm đầu mối tiếp nhận thông tin liên quan đến những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký thế chấp của các tổ chức tín dụng, gửi Sở Tư pháp tổng hợp.

    - Công an tỉnh chỉ đạo cơ quan điều tra và đơn vị nghiệp vụ liên quan kịp thời cung cấp, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan đến đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các vụ việc thuộc thẩm quyền thụ lý, giải quyết.

    Trách nhiệm của các cơ quan khi phối hợp kiểm tra định kỳ và đột xuất về thực hiện hoạt động đăng ký thế chấp?

    Theo quy định tại Điều 10 Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định 03/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang, khi phối hợp kiểm tra định kỳ và đột xuất về thực hiện hoạt động đăng ký thế chấp thì trách nhiệm của các cơ quan như sau:

    (1) Trách nhiệm của Sở Tư pháp

    - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra và Quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc thực hiện hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp đối với Văn phòng đăng ký đất đai do đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp làm trưởng đoàn, thành viên là công chức Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và các cơ quan có liên quan.

    - Chủ trì, tổ chức kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh.

    - Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị được kiểm tra thực hiện việc báo cáo hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp phục vụ công tác kiểm tra; đôn đốc xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế, kiến nghị sau kiểm tra.

    (2) Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

    Phối hợp với Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp tại Văn phòng đăng ký đất đai.

    (3) Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và cơ quan, đơn vị có liên quan

    Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường cử công chức tham gia Đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra về công tác đăng ký thế chấp trên địa bàn tỉnh.

    (4) Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được kiểm tra

    - Tự kiểm tra và xây dựng báo cáo kết quả tự kiểm tra hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

    - Có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc kiểm tra; giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra; thực hiện kịp thời các kết luận, kiến nghị của Đoàn kiểm tra.

    Chuyên viên pháp lý Phạm Thị Thu Hà
    37
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ