Quân khu 7 gồm mấy tỉnh sau sáp nhập tỉnh, thành dự kiến?

Quân khu 7 gồm mấy tỉnh sau sáp nhập tỉnh, thành dự kiến? Sĩ quan Quân đội nhân dân thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp nào?

Nội dung chính

    Quân khu 7 gồm mấy tỉnh sau sáp nhập tỉnh, thành dự kiến?

    Quân khu 7 được thành lập vào ngày 10/12/1945, bao gồm thành phố Sài Gòn và các tỉnh Gia Đinh, Chợ Lớn, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Tây Ninh.

    Hiện nay, Quân khu 7 gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An và Tây Ninh.

    Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có quy định số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo).

    II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
    [...]
    14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
    [...]
    16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
    17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
    18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
    [...]

    Như vậy, dự kiến sau khi sáp nhập tỉnh, thành Quân khu 7 sẽ bao gồm 04 tỉnh, thành phố mới, được hình thành từ việc hợp nhất các địa phương cũ.

    Quân khu 7 sau sáp nhập tỉnh, thành dự kiến gồm 04 đơn vị hành chính cấp tỉnh:

    - Thành phố Hồ Chí Minh (hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh)

    - Tỉnh Đồng Nai (hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước)

    - Tỉnh Lâm Đồng (hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận)

    - Tỉnh Tây Ninh (hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An)

    Quân khu 7 gồm mấy tỉnh sau sáp nhập tỉnh, thành dự kiến?

    Quân khu 7 gồm mấy tỉnh sau sáp nhập tỉnh, thành dự kiến? (Hình từ Internet)

    Sĩ quan Quân đội nhân dân thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp nào?

    Căn cứ Điều 35 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định như sau:

    Điều 35. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ
    1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:
    a. Đủ điều kiện nghỉ hưu;
    b. Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;
    c. Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
    d. Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
    2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:
    a. Nghỉ hưu;
    b. Chuyển ngành;
    c. Phục viên;
    d. Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
    3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị

    Như vậy, sĩ quan Quân đội nhân dân được thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:

    - Các trường hợp sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ:

    + Đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định.

    + Hết tuổi phục vụ tại ngũ.

    + Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng.

    + Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.

    - Các hình thức thôi phục vụ tại ngũ:

    + Nghỉ hưu

    + Chuyển ngành

    + Phục viên

    + Nghỉ theo chế độ bệnh binh

    - Chuyển sang sĩ quan dự bị:

    Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị thì sĩ quan đó sẽ được chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị.

    Việc sử dụng cấp công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định?

    Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về phân loại và phân cấp công trình xây dựng quy định như sau:

    Điều 3. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
    1. Căn cứ tính chất kết cấu và công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân loại như sau:
    a) Theo tính chất kết cấu, công trình được phân thành các loại gồm: nhà kết cấu dạng nhà; cầu, đường, hầm, cảng; trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;
    b) Theo công năng sử dụng, công trình được phân thành các loại gồm: công trình sử dụng cho mục đích dân dụng; công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp; công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật; công trình phục vụ giao thông vận tải; công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh và được quy định chi tiết tại Phụ lục I Nghị định này.
    Công năng sử dụng của công trình có thể được tạo ra bởi một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục công trình có mối quan hệ tương hỗ với nhau tạo nên công năng chung. Dự án đầu tư xây dựng có thể có một, một số công trình độc lập hoặc tổ hợp công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính. Công trình nằm trong một tổ hợp công trình hoặc một dây chuyền công nghệ là hạng mục công trình trong tổ hợp công trình hoặc dây chuyền công nghệ.
    2. Cấp công trình xây dựng được xác định cho từng loại công trình theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 (sau đây gọi là Luật số 50/2014/QH13) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật số 62/2020/QH14) được sử dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định về cấp công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
    3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về việc sử dụng cấp công trình quy định tại khoản 2 Điều này trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

    Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về việc sử dụng cấp công trình quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 06/2021/NĐ-CP trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân An Giang
    saved-content
    unsaved-content
    230