Phường Phương Liệt sau sáp nhập đổi tên gì? Sau sáp nhập phường Phương Liệt mới được hình thành từ những phường nào?

Chuyên viên pháp lý: Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Phường Phương Liệt sau sáp nhập đổi tên gì? Sau sáp nhập phường Phương Liệt mới được hình thành từ những phường nào? Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã sau sáp nhập?

Nội dung chính

    Phường Phương Liệt sau sáp nhập đổi tên gì? Sau sáp nhập phường Phương Liệt mới được hình thành từ những phường nào?

    Ngày 16/6/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025.

    Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 quy định về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội như sau:

    Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
    Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
    [...]
    18. Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Giáp Bát, phường Phương Liệt, phần còn lại của phường Mai Động sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 7 Điều này, phần còn lại của các phường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), Đồng Tâm, Trương Định sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 8 Điều này, phần còn lại của các phường Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Tương Mai sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 16 Điều này và phần còn lại của phường Vĩnh Hưng sau khi sắp xếp theo quy định tại các khoản 7, 16, 17 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Tương Mai.
    [...]
    24. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Khương Mai, phần còn lại của phường Thịnh Liệt sau khi sắp xếp theo quy định tại các khoản 16, 19, 21 Điều này, phần còn lại của phường Phương Liệt sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 18 Điều này, phần còn lại của phường Định Công sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 19 Điều này, phần còn lại của phường Khương Đình và phường Khương Trung sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 23 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Phương Liệt.
    [...]

    Theo đó, phường Phương Liệt sau sáp nhập được chia ra thành 2 phường là phường Tương Mai và phường Phương Liệt.

    Ngoài ra, sau sáp nhập phường Phương Liệt mới được hình thành từ phường Khương Mai, phần còn lại của phường Thịnh Liệt, phần còn lại của phường Phương Liệt, phần còn lại của phường Định Công, phần còn lại của phường Khương Đình và phường Khương Trung.

    Trên là nội dung của phường Phương Liệt sau sáp nhập đổi tên gì? Sau sáp nhập phường Phương Liệt mới được hình thành từ những phường nào?

    Phường Phương Liệt sau sáp nhập đổi tên gì? Sau sáp nhập phường Phương Liệt mới được hình thành từ những phường nào?

    Phường Phương Liệt sau sáp nhập đổi tên gì? Sau sáp nhập phường Phương Liệt mới được hình thành từ những phường nào? (Hình từ Internet)

    Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã sau sáp nhập?

    Căn cứ tại Mục 1 Phần VIII Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

    (1) Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

    (2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm:

    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn phải thông báo bằng văn bản cho các bên tranh chấp đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai về việc thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, trường hợp không thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    - Giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.

    (3) Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

    - Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

    - Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản Kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành (nếu có); biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

    - Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính, dữ liệu ảnh viễn thám qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp (nếu có) và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

    - Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

    (4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành và gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

    (5) Thời gian thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

    - Thời gian thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

    - Thời gian thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không quá 50 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

    - Đối với các xã miền núi, biên giới; đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện quy định tại điểm a và b khoản 5 Mục 1 Phần VIII Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Nghị định 151/2024/NĐ-CP được tăng thêm 10 ngày.

    Việc phân loại đơn vị hành chính dựa trên tiêu chí nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về phân loại đơn vị hành chính như sau:

    Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính
    1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
    2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Chính phủ.

    Theo đó, việc phân loại đơn vị hành chính dựa trên các tiêu chí sau:

    - Quy mô dân số

    - Diện tích tự nhiên

    - Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

    - Các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Chính phủ.

    saved-content
    unsaved-content
    1