Phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị được xác định theo nguyên tắc nào?

Chuyên viên pháp lý: Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Nguyên tắc xác định phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị như thế nào? Đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ gồm những loại đất nào?

Nội dung chính

    Phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị được xác định theo nguyên tắc nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Đường bộ 2024 quy định phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ được dựa theo nguyên tắc như sau: 

    Phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ

    ...
    2. Phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị được xác định theo nguyên tắc sau đây:
    a) Đường đô thị đã có hè phố thì sử dụng một phần hè phố để thực hiện bảo vệ, bảo trì đường đô thị;
    b) Trường hợp đường đô thị đi sát với tường bao nhà ở, tường bao công trình xây dựng khác, đường không có hè phố, đường nằm trong ngõ, ngách, kiệt, hẻm, đường nội bộ khu dân cư đô thị thì được sử dụng một phần mặt đường khi thực hiện bảo vệ, bảo trì đường đô thị;
    c) Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được xác định tương tự đường ngoài đô thị;
    d) Phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường đô thị được xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Trường hợp cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường đô thị nằm liền kề với công trình xây dựng khác thì phần đất để bảo vệ, bảo trì là ranh giới của các công trình.

    ...

    Như vậy, phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị được xác định dựa trên các nguyên tắc bao gồm: đường có hè phố, một phần hè phố sẽ được sử dụng; nếu đường không có hè phố hoặc đi sát tường bao nhà ở, một phần mặt đường sẽ được sử dụng; trong các trường hợp khác, phần đất sẽ được xác định tương tự như đường ngoài đô thị.

    Đối với cầu, cống và các hạng mục công trình khác, phần đất bảo vệ, bảo trì sẽ được xác định theo ranh giới của các công trình liền kề.

    Phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị được xác định theo nguyên tắc nào? (hình từ internet)

    Phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị được xác định theo nguyên tắc nào? (hình từ internet)

    Đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ gồm những loại đất nào?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Luật Đường bộ 2024 quy định về đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:

    Đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ
    1. Đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
    a) Đất của đường bộ gồm phần đất để xây dựng công trình đường bộ và phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ;
    b) Đất để xây dựng bến xe; bãi đỗ xe; điểm dừng xe, đỗ xe; trạm dừng nghỉ; các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ;
    c) Hành lang an toàn đường bộ.
    2. Việc quản lý, sử dụng đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quy hoạch, pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về xây dựng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    3. Trường hợp do vị trí tự nhiên mà việc thoát nước từ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ buộc phải qua bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có hệ thống thoát nước đi qua phải dành một lối thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn hệ thống thoát nước.
    Người quản lý, sử dụng đường bộ phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản khi xây dựng, lắp đặt hệ thống thoát nước; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:

    - Đất của đường bộ gồm phần đất để xây dựng công trình đường bộ và phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ;

    - Đất để xây dựng bến xe; bãi đỗ xe; điểm dừng xe, đỗ xe; trạm dừng nghỉ; các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ;

    - Hành lang an toàn đường bộ.

    Nguồn tài chính và nguồn thu từ đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ đâu?

    Căn cứ Điều 42 Luật Đường bộ 2024, nguồn tài chính để đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ và nguồn thu từ kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:

    (1) Nguồn tài chính để đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    (2) Nguồn thu từ kết cấu hạ tầng đường bộ nộp ngân sách nhà nước bao gồm:

    - Phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện đối với xe ô tô.

    - Phí sử dụng đường cao tốc thu đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác.

    - Nguồn thu của Nhà nước liên quan đến khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ, nguồn thu từ khai thác, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

    (3) Nguồn thu từ dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư, xây dựng đường bộ để kinh doanh; hợp đồng nhượng quyền kinh doanh - quản lý, khai thác đường bộ cao tốc là tài sản công được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    21
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ