Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật là gì?
Nội dung chính
Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012, Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì những trường hợp sau đây sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
-Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
-Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
-Chết;
-Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
-Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Riêng đối với trường hợp ra nước ngoài định cư thì nếu người lao động có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hy vọng nội dung này sẽ làm sáng tỏ những vướng mắc của bạn.