Nhiệm vụ xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cần được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Nhiệm vụ xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cần được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 46 Thông tư số 11/2024/TT-BTNMT quy định về việc thực hiện nhiệm vụ xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất như sau:
- Tổ chức, triển khai các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội theo nhiệm vụ xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đã được phê duyệt.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất, bao gồm:
+ Đánh giá khối lượng, chất lượng, tiến độ thực hiện nhiệm vụ xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đã được phê duyệt;
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.
- Lập hồ sơ tổng kết nhiệm vụ xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất, bao gồm:
+ Xây dựng các phụ lục, bảng biểu, số liệu
+ Lập báo cáo kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất theo Mẫu số 04/BVĐ của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT
+ Xây dựng báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết nhiệm vụ;
+ Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Do đó, việc thực hiện nhiệm vụ xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất yêu cầu một quy trình chặt chẽ từ tổ chức, triển khai các biện pháp, đánh giá kết quả thực hiện đến việc lập hồ sơ tổng kết. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước này sẽ giúp quản lý và sử dụng đất hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và cải tạo môi trường đất.
Nhiệm vụ xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cần được thực hiện như thế nào? (Hình từ internet)
Quá trình giám sát, kiểm soát việc xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cần được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 47 Thông tư số 11/2024/TT-BTNMT thì giám sát việc giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cần:
- Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa theo nhiệm vụ đã được phê duyệt
+ Giám sát, kiểm soát việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội đối với các khu vực đất cần xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi về chất lượng, khối lượng và các chỉ tiêu kỹ thuật trong thi công các công trình theo yêu cầu của nhiệm vụ đã được phê duyệt;
+ Giám sát, kiểm soát về tiến độ triển khai nhiệm vụ đã được phê duyệt;
+ Giám sát, kiểm soát kết quả xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất của từng nhiệm vụ để đánh giá mức độ phục hồi đất được thực hiện theo quy định tại Bảng số 03/BVĐ của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT
+ Đề xuất điều chỉnh biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội trong trường hợp không đáp ứng được các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 8 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT
- Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị ô nhiễm thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Do đó, quá trình giám sát và kiểm soát là rất quan trọng để đảm bảo rằng các biện pháp xử lý, bảo vệ, cải tạo và phục hồi đất được thực hiện đúng yêu cầu và đạt hiệu quả mong muốn. Việc giám sát chặt chẽ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề và kịp thời điều chỉnh để đảm bảo mục tiêu bảo vệ và cải tạo đất được thực hiện hiệu quả.
Để lập bản đồ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất thì cần phải làm những công việc gì?
Căn cứ theo Điều 48 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT thì việc lập bản đồ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bao gồm:
- Chuẩn bị bản đồ nền để lập bản đồ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 2, điểm a và điểm d khoản 3 Điều 6 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT
- Tạo lập các trường thông tin dữ liệu thuộc tính cho các lớp thông tin theo từng khu vực cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất. Nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin theo quy định tại Bảng số 05/BVĐ của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.
+ Lớp thông tin về các khu vực cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất theo quy định tại khoản 12 Điều 22 Thông tư 11/2014/TT-BTNMT;
+ Lớp thông tin về mức độ bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;
+ Lớp thông tin về kế hoạch thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;
+ Lớp thông tin về kết quả giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
+ Lớp thông tin về kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;
+ Lớp thông tin khoanh vùng, cảnh báo không cho phép hoặc hạn chế hoạt động trên đất
- Rà soát, chỉnh lý ranh giới và nhập thông tin thuộc tính vào các lớp thông tin đã tạo lập tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 11/2014/TT-BTNMT.
- Chồng xếp các lớp thông tin tại khoản 3 Điều này để thành lập lớp thông tin kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đến từng khu vực.
- Xác định diện tích đất đã được bảo vệ, cải tạo, phục hồi.
- Biên tập, xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ và in bản đồ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.
- Xây dựng dữ liệu về bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
+ Chuẩn hóa dữ liệu liên quan đến bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất theo quy định của pháp luật về cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;
+ Quét các dữ liệu khác có liên quan.
- Cập nhật dữ liệu về bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định của pháp luật về cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
- Trình tự xây dựng bản đồ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 48 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT minh họa chi tiết tại Sơ đồ 02/BVĐ của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT
Do đó, việc lập bản đồ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất yêu cầu một quy trình chi tiết và có hệ thống, từ việc chuẩn bị bản đồ nền, tạo lập các lớp thông tin, rà soát và chỉnh lý, đến việc biên tập và cập nhật dữ liệu. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước này giúp cung cấp cái nhìn rõ ràng và chính xác về kết quả của các hoạt động bảo vệ và cải tạo đất.