Bảo vệ cải tạo và phục hồi đất bao gồm những nội dung gì?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Bảo vệ cải tạo và phục hồi đất bao gồm những nội dung gì? Thủ tục thẩm định, phê duyệt kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất liên vùng, liên tỉnh được quy định như thế nào?

Nội dung chính

Bảo vệ cải tạo và phục hồi đất bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Luật Đất đai 2024 và Chương VII Thông tư 11/2024/TT-BTNMT bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bao gồm những nội dung chi tiết sau:

(1) Phân loại các khu vực bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

- Phân loại các khu vực đất cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi

+ Phân loại đất bị thoái hóa, đất bị ô nhiễm theo loại đất.

+ Phân loại mức độ đất bị thoái hóa, đất bị ô nhiễm theo loại hình thoái hóa, loại hình ô nhiễm.

+ Phân loại các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội đã đề xuất khi thực hiện điều tra, đánh giá đất đai đối với các khu vực đất bị thoái hóa, đất bị ô nhiễm theo loại hình, mức độ thoái hóa, ô nhiễm.

(2) Tổng hợp, xác định phạm vi và mức độ cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

- Xác định phạm vi khu vực đất bị thoái hóa cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi và xác định các mức độ cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bị thoái hóa.

- Xác định phạm vi khu vực đất bị ô nhiễm và mức độ cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi.

- Tổng hợp các khu vực đất cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi.

(3) Xây dựng kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

- Xác định căn cứ pháp lý, sự cần thiết, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

- Xác định nội dung, khối lượng các nhiệm vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

+ Xác định nội dung công việc thực hiện cho từng khu vực cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất trên địa bàn.

+ Xác định khối lượng công việc thực hiện cho từng khu vực cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất trên địa bàn theo các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội.

- Đề xuất các nhiệm vụ, chương trình, dự án theo thứ tự ưu tiên để thực hiện kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi các khu vực đất bị thoái hoá, đất bị ô nhiễm.

- Xác định lộ trình thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án cho từng khu vực bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bao gồm:

+ Xác định nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch.

+ Xác định lộ trình thực hiện kế hoạch.

+ Xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

+ Xác định cơ chế giám sát, báo cáo thực hiện.

- Tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ xây dựng kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bị thoái hoá; đất bị ô nhiễm.

- Trình phê duyệt kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

(4) Xác định các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội để thực hiện nhiệm vụ xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

- Xác định các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội cần áp dụng đến từng khu vực cần xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bị thoái hóa bao gồm:

+ Xác định, phân tích các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội và lựa chọn các phương án tối ưu;

+ Quyết định phương án thực hiện các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội đến từng khu vực cần xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bị thoái hóa.

- Xác định các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội đến từng khu vực cần xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bị ô nhiễm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

(5) Lập báo cáo kết quả thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

- Lập báo cáo kết quả thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bao gồm:

+ Xây dựng các phụ lục, bảng biểu, số liệu;

+ Lập báo cáo kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

+ Xây dựng báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết nhiệm vụ;

+ Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.

(6) Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

- Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa theo nhiệm vụ đã được phê duyệt.

+ Giám sát, kiểm soát việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội đối với các khu vực đất cần xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi về chất lượng, khối lượng và các chỉ tiêu kỹ thuật trong thi công các công trình theo yêu cầu của nhiệm vụ đã được phê duyệt;

+ Giám sát, kiểm soát về tiến độ triển khai nhiệm vụ đã được phê duyệt;

+ Giám sát, kiểm soát kết quả xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất của từng nhiệm vụ để đánh giá mức độ phục hồi đất.

+ Đề xuất điều chỉnh biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội trong trường hợp không đáp ứng được các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 8 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT về xây dựng nhiệm vụ điều tra, đánh giá đất đai; nhiệm vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

- Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị ô nhiễm thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Bảo vệ cải tạo và phục hồi đất bao gồm những nội dung gì?

Bảo vệ cải tạo và phục hồi đất bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)

Thủ tục thẩm định, phê duyệt kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất liên vùng, liên tỉnh được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì thủ tục thẩm định, phê duyệt và công bố kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất liên vùng, liên tỉnh được quy định như sau:

- Cơ quan được giao nhiệm vụ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa nặng liên vùng, liên tỉnh; hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định 101/2024/NĐ-CP

- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa nặng liên vùng, liên tỉnh;

- Sau khi hoàn thiện hồ sơ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa nặng liên vùng, liên tỉnh, cơ quan được giao nhiệm vụ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt; hồ sơ trình phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 101/2024/NĐ-CP;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và công bố kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa nặng liên vùng, liên tỉnh; hồ sơ công bố theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

Thủ tục thẩm định, phê duyệt và công bố kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì thủ tục thẩm định, phê duyệt và công bố kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh được quy định như sau:

- Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh; hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 101/2024/NĐ-CP

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh;

- Sau khi hoàn thiện hồ sơ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; hồ sơ trình phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 101/2024/NĐ-CP

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và công bố kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh; hồ sơ công bố theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 101/2024/NĐ-CP

saved-content
unsaved-content
31