Nguyên tắc chung về việc giám sát hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trung tâm dữ liệu, phòng máy của Bộ Tài chính là gì?

Nguyên tắc chung về việc giám sát hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trung tâm dữ liệu, phòng máy của Bộ Tài chính? Nguyên tắc chung về việc quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trung tâm dữ liệu, phòng máy?

Nội dung chính

    Nguyên tắc chung về việc giám sát hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trung tâm dữ liệu, phòng máy của Bộ Tài chính là gì?

    Tại Điều 3 Quy chế giám sát, quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Điện, lưu điện UPS, điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường, phòng cháy chữa cháy, kiểm soát an ninh ban hành kèm theo Quyết định 2727/QĐ-BTC năm 2015 quy định về nguyên tắc chung về việc giám sát hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trung tâm dữ liệu, phòng máy như sau:

    (1) Việc giám sát hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo theo dõi và phát hiện kịp thời các lỗi, sự cố hoặc các vấn đề bất thường của hệ thống.

    (2) Thông số hoạt động của các hệ thống phải được xác định ngưỡng cảnh báo để phục vụ cho hoạt động giám sát, quản trị, quản lý.

    (3) Thời gian giám sát: 24 giờ/ngày, tất cả các ngày trong tuần (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ).

    (4) Phiên/Ca trực giám sát: Việc trực giám sát hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong 1 ngày tối thiểu chia thành 03 phiên/ca. Số lượng người trực giám sát, thời gian của mỗi phiên/ca trực giám sát căn cứ theo theo tính chất, yêu cầu của hệ thống cần giám sát tại từng đơn vị.

    (5) Nhiệm vụ của bộ phận trực giám sát:

    - Theo dõi các thông tin trên hệ thống (hoặc phần mềm) giám sát về trạng thái hoạt động của hệ thống

    - Thực hiện xử lý các tình huống được định nghĩa trước theo tài liệu hướng dẫn

    - Nếu có các tình huống không được định nghĩa trước theo tài liệu hướng dẫn thì thông báo ngay cho bộ phận quản trị hệ thống và phối hợp thực hiện xử lý lỗi theo hướng dẫn của bộ phận quản trị hệ thống (nếu được yêu cầu).

    - Ghi các thông tin sau mỗi phiên/ca trực giám sát.

    (6) Thông tin cần ghi nhận sau mỗi phiên/ca trực giám sát bao gồm:

    - Tên người giám sát

    - Tên hệ thống giám sát

    - Thời gian bắt đầu và kết thúc của phiên/ca giám sát

    - Các vấn đề phát sinh trong phiên/ca giám sát

    Nguyên tắc chung về việc giám sát hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trung tâm dữ liệu, phòng máy của Bộ Tài chính là gì? (Hình ảnh từ internet)

    Nguyên tắc chung về việc quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trung tâm dữ liệu, phòng máy của Bộ Tài chính là gì?

    Tại Điều 4 Quy chế giám sát, quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Điện, lưu điện UPS, điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường, phòng cháy chữa cháy, kiểm soát an ninh ban hành kèm theo Quyết định 2727/QĐ-BTC năm 2015 quy định về nguyên tắc chung về việc quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trung tâm dữ liệu, phòng máy như sau:

    (1) Việc quản trị phải đảm bảo duy trì hoạt động ổn định, liên tục của hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

    (2) Nhiệm vụ của bộ phận quản trị hệ thống:

    - Thực hiện các công việc quản trị hàng ngày.

    - Xác định các tiêu chí, yêu cầu cần thực hiện và kiểm tra kết quả của các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng hệ thống.

    - Thay đổi, điều chỉnh các thông số, các ngưỡng cảnh báo trên hệ thống.

    - Cập nhật việc thay đổi thông tin hệ thống theo quy định của đơn vị.

    - Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các tình huống dừng hệ thống và các tình huống phát sinh khác (nếu có), ghi nhật ký xử lý sự cố.

    - Báo cáo người quản lý trực tiếp về tình trạng hoạt động của hệ thống.

    (3) Thông tin cần ghi nhận trong nhật ký xử lý sự cố:

    - Tên sự cố.

    - Thời điểm xảy ra sự cố.

    - Thời điểm kết thúc sự cố.

    - Các hệ thống bị ảnh hưởng.

    - Nguyên nhân và cách khắc phục.

    - Người ghi nhật ký.

    (4) Bộ phận quản trị hệ thống không được phép cung cấp các thông tin, tài liệu về cấu hình, chủng loại thiết bị hiện tại của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống CNTT tại trung tâm dữ liệu khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

    Quy định về việc giám sát và quản trị hàng ngày trong việc bảo trì bảo dưỡng Hệ thống điện, lưu điện UPS của Bộ Tài chính ra sao?

    Tại Khoản 1 Điều 5 Quy chế giám sát, quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Điện, lưu điện UPS, điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường, phòng cháy chữa cháy, kiểm soát an ninh ban hành kèm theo Quyết định 2727/QĐ-BTC năm 2015 quy định về giám sát hàng ngày trong việc bảo trì bảo dưỡng Hệ thống điện, lưu điện UPS như sau:

    1. Quy định về việc giám sát hàng ngày:

    Các tiêu chí phải được thiết lập trên hệ thống điện, lưu điện UPS và thực hiện giám sát hàng ngày:

    - Tủ phân phối nguồn: Trạng thái hoạt động (bật/tắt); Thông số dòng điện, điện áp.

    - Lưu điện UPS: Trạng thái hoạt động (bật/tắt); thông số dòng điện, điện áp, tần số đầu vào và đầu ra; tỷ lệ % về tải đã sử dụng.

    - Ắc quy: Thông số dòng điện, điện áp, nhiệt độ.

    Tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế giám sát, quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Điện, lưu điện UPS, điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường, phòng cháy chữa cháy, kiểm soát an ninh ban hành kèm theo Quyết định 2727/QĐ-BTC năm 2015 quy định về quản trị hàng ngày trong việc bảo trì bảo dưỡng Hệ thống điện, lưu điện UPS như sau:- Kiểm tra tủ phân phối: trạng thái vật lý của thiết bị (vỏ ngoài, tiếng động lạ).

    - Kiểm tra lưu điện UPS: thông tin sự kiện (event log), kiểm tra các quạt (hoạt động hay không hoạt động), trạng thái công tắc, kiểm tra trạng thái vật lý của thiết bị UPS (hình dạng, tiếng động lạ).

    - Kiểm tra Ắc quy: trạng thái vật lý của ắc quy (tình trạng dò nước, phình acquy).

    - Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các tình huống phát sinh của hệ thống.

    16