Người thuê nhà ở xã hội có buộc phải nộp tiền đặt cọc thuê nhà hay không?

Có bắt buộc người thuê nhà ở xã hội phải nộp tiền đặt cọc thuê nhà hay không? Điều kiện về thu nhập khi thuê nhà ở xã hội được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Người thuê nhà ở xã hội có bắt buộc phải nộp tiền đặt cọc thuê nhà hay không?

    Căn cứ tại điểm e khoản 2 Điều 45 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm đặt cọc của người thuê nhà ở xã hội như sau:

    Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán, cho thuê mua, cho thuê và bên mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội
    Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán, cho thuê mua, cho thuê và bên mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội được thực hiện theo pháp luật về dân sự, pháp luật về nhà ở và được ghi rõ trong Hợp đồng mua bán, thuê mua, thuê nhà ở xã hội, bao gồm các nội dung sau:
    2. Đối với bên mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội:
    e) Người thuê nhà ở xã hội có trách nhiệm nộp trước cho bên cho thuê nhà một khoản tiền đặt cọc theo thỏa thuận của hai bên, nhưng tối đa không vượt quá 3 tháng, tối thiểu không thấp hơn 01 tháng tiền thuê nhà ở để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của người thuê nhà.
    Cho phép bên cho thuê và bên thuê nhà ở xã hội được thỏa thuận khoản tiền đặt cọc cao hơn mức nộp quy định tại khoản này nhưng không vượt quá 50% giá trị của nhà ở cho thuê. Trong trường hợp bên thuê nộp khoản tiền đặt cọc theo quy định tại khoản này thì được giảm giá cho thuê nhà ở hoặc không phải đóng tiền thuê nhà ở trong một thời hạn nhất định do hai bên thỏa thuận.
    Trường hợp là các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 4 và khoản 11 Điều 76 của Luật Nhà ở thì không bắt buộc phải nộp tiền đặt cọc khi thuê nhà ở xã hội.

    Theo đó, việc nộp tiền đặt cọc khi thuê nhà ở xã hội là trách nhiệm của người thuê nhưng không bắt buộc đối với các đối tượng sau:

    - Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

    - Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

    - Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.

    Việc nộp tiền đặt cọc này dựa theo thỏa thuận của hai bên, nhưng tối đa không vượt quá 3 tháng, tối thiểu không thấp hơn 01 tháng tiền thuê nhà ở để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của người thuê nhà.

    Người thuê nhà ở xã hội có bắt buộc phải nộp tiền đặt cọc thuê nhà hay không?

    Người thuê nhà ở xã hội có bắt buộc phải nộp tiền đặt cọc thuê nhà hay không?

    Điều kiện về thu nhập khi thuê nhà ở xã hội được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định điều kiện về thu nhập khi thuê nhà ở xã hội như sau:

    Điều kiện về thu nhập
    1. Đối với các đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 76 của Luật Nhà ở thì phải đảm bảo điều kiện về thu nhập như sau:
    a) Trường hợp người đứng đơn là người độc thân thì có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.
    Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.
    b) Thời gian xác định điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
    2. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 76 của Luật Nhà ở không có Hợp đồng lao động, nếu là người độc thân thì thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng, nếu đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ    (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc xác nhận điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
    3. Đối với đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 76 của Luật Nhà ở thì phải thuộc trường hợp hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ.
    4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật Nhà ở thì áp dụng điều kiện thu nhập theo quy định tại Điều 67 của Nghị định này.

    Theo đó, điều kiện về thu nhập khi thuê nhà ở xã hội sẽ được áp dụng cho từng nhóm đối tượng mua khác nhau, cụ thể:

    (1) Đối với các đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 76 Luật Nhà ở 2023, gồm: 

    - Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

    - Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.

    - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

    Các đối tượng này cần phải đảm bảo điều kiện về thu nhập như sau:

    + Trường hợp người đứng đơn là người độc thân thì có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.

    + Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.

    + Thời gian xác định điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.

    (2) Đối với người có thu nhập thấp tại khu đô thị không có Hợp đồng lao động, nếu là người độc thân thì thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng, nếu đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc xác nhận điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.

    (3) Đối với đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 gồm:

    - Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.

    - Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

    - Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

    Thì phải thuộc trường hợp hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ.

    (4) Đối với đối tượng là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác thì áp dụng điều kiện thu nhập theo quy định tại Điều 67 Nghị định 100/2024/NĐ-CP.

    Mức miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định về mức miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội như sau:

    Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công

    ...

    3. Mức miễn, giảm tiền thuê nhà ở
    a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được giảm tiền thuê nhà theo tỷ lệ quy định tại các văn bản hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
    b) Đối tượng quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này được giảm 60% tiền thuê nhà ở phải nộp; riêng đối với hộ gia đình nghèo, cận nghèo thì mức giảm này được tính cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình).

    Theo đó, mức miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công với các đối tượng là khác nhau, cụ thể:

    - Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở được giảm tiền thuê nhà theo tỷ lệ quy định tại các văn bản hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

    - Các đối tượng thuộc trường hợp sau:

    + Hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo quy định về chuẩn nghèo, cận nghèo theo quy định của pháp luật;

    + Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

    Sẽ được giảm 60% tiền thuê nhà ở phải nộp, riêng đối với hộ gia đình nghèo, cận nghèo thì mức giảm này được tính cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình).

    20