Người thi hành công vụ được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Người thi hành công vụ được pháp luật hiện hành quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về nội dung này?

Nội dung chính

    Người thi hành công vụ được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:

    Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.

    Như vậy, theo quy định nêu trên cùng với các quy định khác về cán bộ, công chức và công vụ thì để xác định người thi hành công vụ phải xét ở hai khía cạnh.

    Thứ nhất về chủ thể, người thi hành công vụ phải là cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước hoặc cũng có thể là một công dân bất kỳ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền huy động, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

    Thứ hai về phạm vi nhiệm vụ thực hiện, chỉ có thể được coi là thi hành công vụ khi công việc mà họ làm phải là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhằm phục vụ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội. Tóm lại, thi hành công vụ tức là làm nhiệm vụ công (vì lợi ích chung của nhà nước, của xã hội).

    13