Người bị chảy máu cam có thuộc trường hợp không thể tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?
Nội dung chính
Người bị chảy máu cam có thuộc trường hợp không thể tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?
Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định:
Chảy máu cam:
- Chảy máu cam tái phát chưa có thiếu máu hoặc thiếu máu nhẹ: Điểm 4
- Chảy máu cam tái phát gây thiếu máu trung bình: Điểm 5
- Chảy máu cam tái phát gây thiếu máu nặng: Điểm 6
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Như vậy trường hợp bị chảy máu cam thì sẽ có sức khỏe loại 4, 5, 6.
Và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau:
Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, từ các quy định trên thì trường hợp bị chảy máu cam sẽ không đạt điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.
Người bị chảy máu cam có thuộc trường hợp không thể tham gia nghĩa vụ quân sự hay không? (hình từ Internet)
Tật co rút hai ngón tay có được đi nghĩa vụ quân sự không?
Thứ nhất, về trường hợp chưa tốt nghiệp THCS thì có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?Khoản 4 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn tuyển quân, trong đó quy định về tiêu chuẩn văn hóa của công dân như sau:
Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Theo như quy định trên, trong một số trường hợp vẫn có thể tuyển quân có trình độ cấp tiểu học trở lên. Cho nên trường hợp của cháu chưa tốt nghiệp THCS vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.
Thứ hai, bị tật co rút ngón tay cái và ngón út thì có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định:
Co rút ngón tay, ngón chân: Co rút từ 1 - 2 ngón tay hoặc ngón chân: Điểm 5
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Như vậy trường hợp bị tật co rút ngón tay cái và ngón út (2 ngón tay) sẽ có sức khỏe loại 5.
Và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau:
Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, từ các quy định trên người bị tật co rút ngón tay cái và ngón út (2 ngón tay) có sức khỏe loại 5 thì không đủ điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.
Tổng hợp các quy định nêu trên thì con của bạn do không đảm bảo điều kiện về sức khỏe cho nên sẽ không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
Giãn tĩnh mạch ở chân có được tham gia nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định:Giãn tĩnh mạch chân (Varice):
- Chưa thành búi: Điểm 3
- Đã thành búi, chạy nhảy đi lại nhiều thì căng, tức: Điểm 4
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Như vậy trường hợp giãn tĩnh mạch chân tùy theo mức độ thì sẽ có sức khỏe loại 3 hoặc 4.
Và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau:
Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, nếu trường hợp bị giãn tĩnh mạch chân chưa thành búi được xác định là sức khỏe loại 3 thì vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự. (Lưu ý: Chưa xét những điều kiện khác).