Nâng lương đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu cao nhất được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Nâng lương đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu cao nhất được quy định như thế nào?
Nâng lương đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu cao nhất được quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV về hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành, theo đó:
- Người làm công tác cơ yếu đã được nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất quy định tại Khoản 3 Điều này khi đến niên hạn, đủ tiêu chuẩn nhưng không được bổ nhiệm chức danh cao hơn thì được xét nâng lương lần 1, lần 2 theo bảng nâng lương cấp hàm cơ yếu như sau:
Hệ số lương cấp hàm cơ yếu cao nhất | Nâng lương lần 1 | Nâng lương lần 2 |
Hệ số lương | Hệ số lương | |
6,00 | 6,40 | 6,80 |
6,60 | 7,00 | 7,40 |
7,30 | 7,70 | 8,10 |
8,00 | 8,40 | 8,60 |
8,60 | 9,20 | Không |
9,20 | 9,80 | Không |
- Trường hợp người hưởng lương cấp hàm cơ yếu đã được nâng lương lần 2, sau đó được bổ nhiệm chức danh mới cao hơn, thì được xếp vào hệ số lương của bậc lương cấp hàm cơ yếu cao hơn liền kề và được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số nâng lương lần 2 so với hệ số lương cấp hàm cơ yếu mới được xếp cho đến khi được nâng lương lần 1 của bậc lương cấp hàm cơ yếu mới được xếp hoặc nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu cao hơn. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm chức danh mới.