Mượn tài sản mà làm hỏng thì phải bồi thường như thế nào?

Hàng xóm có qua nhà tôi mượn chiếc quạt để phục vụ cho việc tổ chức ăn uống trong đám dỗ. Chiếc quạt cổ và có những hoa văn rất đẹp được khắc lên đó. Nó chỉ chạy được điện 110V và có nhắc nhở người hàng xóm sử dụng bộ chuyển nguồn. Vì không cẩn thận con trai người hàng xóm cắm cái quạt trực tiếp vào dòng điện 220V làm chiếc quạt bị cháy và không thể sửa được. Nếu như vậy, người hàng xóm phải bồi thường cho nhà tôi như thế nào đối với hành vi nêu trên.

Nội dung chính

    Theo Điều 496 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên mượn tài sản như sau:

    1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

    2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

    3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

    4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

    5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

    Theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:

    Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

    1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

    2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

    3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

    4. Thiệt hại khác do luật quy định.

    Dựa vào quy định nêu trên, nếu người hàng xóm không thể sửa được cái quạt cho nhà bạn thì coi như nó đã không còn giá trị sử dụng. Nhà bạn và người đó phải thỏa thuận với nhau về mức bồi thường.

    Có thể bồi thường bằng hiện vật, hoặc bồi thường bằng tiền. Bên cạnh đó, chiếc quạt cổ, rất quý giá, mang giá trị tinh thần rất cao. Việc bồi thường có thể thỏa thuận bằng tiền để bù đắp những giá trị tinh thần đó.

    Trân trọng!

    1