Thứ 3, Ngày 05/11/2024

Nội dung của trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường được quy định như thế nào theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017?

Nội dung của trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường được quy định như thế nào theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường được quy định như thế nào theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017?

    Theo quy định tại Điều 15 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm:

    - Tiếp nhận, thụ lý yêu cầu bồi thường.

    - Phục hồi danh dự hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật này.

    - Giải thích cho người yêu cầu bồi thường về các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.

    - Xác minh thiệt hại; tiến hành thương lượng, đối thoại, hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu bồi thường, tính đúng đắn của các văn bản, tài liệu giải quyết yêu cầu bồi thường và quyết định giải quyết bồi thường.

    - Ra bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường, tổ chức thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện bản án, quyết định đó.

    - Gửi bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và cá nhân, tổ chức khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Khôi phục hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại.

    - Hướng dẫn người yêu cầu bồi thường thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường.

    Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

     Tham gia tố tụng tại Tòa án trong trường hợp người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 52 hoặc Điều 55 của Luật này.

    Xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và thu tiền hoàn trả theo quy định của Luật này.

    Xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.

    Báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và việc xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại cho cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.

    Trường hợp Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính giải quyết yêu cầu bồi thường thì phải xác định hành vi của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7 của Luật này trước khi thực hiện các trách nhiệm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều này.

    Như vậy, theo quy định này thì trách nhiệm cơ quan giải quyết bồi thường được quy định cụ thể, rõ ràng về trình tự giải quyết bồi thường hơn so với Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009. Điều 11 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nướ 2009 chỉ quy định về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ ngành, cơ quan về bồi thường một cách chung chung. 

     

    12