Mũi Chân mây Đông thuộc tỉnh nào? Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây

Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Mũi Chân mây Đông thuộc tỉnh nào? Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây như thế nào?

Nội dung chính

    Mũi Chân mây Đông thuộc tỉnh nào?

    Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có ranh giới địa lý xác định, bao gồm: thị trấn Lăng Cô và các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp xã Lộc Bình, xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc), có diện tích 27.108 ha; thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, không có không gian kinh tế riêng biệt, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi và bình đẳng.

    Đây là đô thị cảng, đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hoá trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Là một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Là đô thị phát triển các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp kỹ thuật cao.

    Khu cảng Chân Mây bố trí tại mũi Chân Mây Đông có quy mô 370 ha bao gồm cảng tổng hợp và cảng riêng dành cho khu phi thuế quan. Trung tâm tiếp vận hàng hoá và thương mại dịch vụ đầu mối: quy mô 120 ha phân bố tại khu vực giao cắt giữa quốc lộ 1A và đường ra cảng Chân Mây. Đô thị Chân Mây và các trung tâm chủ yếu: quy mô khoảng 1.545 ha, phân bố tại khu vực dọc sông Bu Lu, sông Thừa Lưu và chân núi Phước Tượng.

    Đến năm 2025, xây dựng các bến cảng dọc mũi Chân Mây Đông sử dụng chung cảng tổng hợp và cảng khu phi thuế quan, quy mô khoảng 150 ha. Giai đoạn sau năm 2025 tiếp tục xây dựng các bến cảng từ đường Cảnh Dương tới mép bờ biển, tách riêng chức năng cảng tổng hợp Chân Mây và cảng khu phi thuế quan.

    Như vậy, khu vực sát mũi Chân Mây Đông hiện là bến cảng Chân Mây thuộc xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

    Mũi Chân mây Đông thuộc tỉnh nào? Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây (hình từ internet)

    Mũi Chân mây Đông thuộc tỉnh nào? Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây (hình từ internet)

    Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây?

    Theo Quyết định 1771/QĐ-TTg việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng không gian Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô bao gồm:

    - Phía Nam: khai thác tối đa diện tích đất thuận lợi cho xây dựng đô thị đến sát chân núi Bạch Mã Hải Vân, tăng cường các mối liên kết với thành phố Đà Nẵng. Việc phát triển quỹ đất không được làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường.

    - Phía Bắc: phát triển các khu dân cư dịch vụ đô thị kết hợp du lịch sinh thái gắn liền với cửa biển Tư Hiền và vùng đầm phá Cầu Hai. Khu vực mũi Chân Mây Đông kéo dài lên núi Phú Gia và sông Bu Lu dành để phát triển cảng, dịch vụ hậu cảng và công nghiệp sạch.

    - Phía Đông: khu vực mũi Chân Mây Đông và vùng Lăng Cô - đầm Lập An - đèo Hải Vân khai thác phát triển du lịch sinh thái gắn liền cảnh quan môi trường.

    - Phía Tây: phát triển các khu dân cư thấp tầng, kết hợp du lịch và dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Toàn bộ khu vực các núi Giòn, núi Phú Gia, núi Phước Tượng, Hòn Voi, Hải Vân và hệ sinh thái dọc các sông Bu Lu, sông Thừa Lưu, Mỹ Vân, đầm Lập An trong Khu kinh tế được xác định là khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nghiêm ngặt.

    Toàn bộ không gian Khu kinh tế được quy hoạch thành các khu chức năng đô thị và phân loại theo quy chế quản lý không gian khác nhau, bao gồm các khu vực bắt buộc tuân thủ quy hoạch và các khu vực được phép sử dụng đất linh hoạt.

    Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở trên địa bàn thành phố Huế năm 2025?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 67/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích, kích thước cạnh tối thiểu được tách thửa đối với đất ở trên địa bàn thành phố Huế năm 2025 như sau:

    (1) Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa

    - Các phường của thành phố Huế: 60 m2

    - Các thị trấn thuộc huyện, các phường thuộc thị xã: 80 m2

    - Các xã đồng bằng: 100m2

    - Các xã trung du, miền núi: 120 m2.

    (2) Kích thước cạnh của thửa đất (trừ các trường hợp cụ thể tại Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 67/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế:

    - Kích thước cạnh mặt tiền thửa đất lớn hơn hoặc bằng 04 (bốn) mét đối với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ nhỏ hơn 19 (mười chín) mét.

    - Kích thước cạnh mặt tiền thửa đất lớn hơn hoặc bằng 05 (năm) mét đối với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ lớn hơn hoặc bằng 19 (mười chín) mét.

    - Kích thước chiều sâu thửa đất lớn hơn hoặc bằng 05 (năm) mét.

    454
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ