Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 1771/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1771/QĐ-TTg
Ngày ban hành 05/12/2008
Ngày có hiệu lực 05/12/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 1771/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CHÂN MÂY - LĂNG CÔ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại tờ trình số 93 /TTr-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2008 và của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tại tờ trình số 4786/TTr-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 với những nội dung chính như sau:

1. Phạm vi nghiên cứu

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô bao gồm thị trấn Lăng Cô và các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, với quy mô 27.108 ha.

2. Tính chất

- Là đô thị cảng, đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hoá trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Là một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Là đô thị phát triển các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp kỹ thuật cao.

3. Dự báo phát triển dân số và đất xây dựng

a) Dân số

- Đến năm 2015 quy mô dân số đạt khoảng 90.000 người (trong đó dân số chính thức của Khu kinh tế là 80.000 người, thành phần dân số khác là 10.000 người);

- Đến năm 2025 quy mô dân số đạt khoảng 170.000 người (trong đó dân số chính thức của Khu kinh tế là 140.000 người, thành phần dân số khác là 30.000 người).

b) Đất xây dựng

- Đến năm 2015: khoảng 3.810 ha (trong đó đất đô thị là 1.363 ha, chỉ tiêu đất đô thị là 170 m2/người).

- Đến năm 2025: khoảng 9.980 ha, (trong đó đất đô thị là 3.980 ha, chỉ tiêu đất đô thị là 284 m2/người).

4. Định hướng phát triển không gian

a) Các định hướng phát triển không gian:

- Phía Nam: khai thác tối đa diện tích đất thuận lợi cho xây dựng đô thị đến sát chân núi Bạch Mã Hải Vân, tăng cường các mối liên kết với thành phố Đà Nẵng. Việc phát triển quỹ đất không được làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường.

- Phía Bắc: phát triển các khu dân cư dịch vụ đô thị kết hợp du lịch sinh thái gắn liền với cửa biển Tư Hiền và vùng đầm phá Cầu Hai. Khu vực mũi Chân Mây Đông kéo dài lên núi Phú Gia và sông Bu Lu dành để phát triển cảng, dịch vụ hậu cảng và công nghiệp sạch.

- Phía Đông: khu vực mũi Chân Mây Đông và vùng Lăng Cô - đầm Lập An - đèo Hải Vân khai thác phát triển du lịch sinh thái gắn liền cảnh quan môi trường.

- Phía Tây: phát triển các khu dân cư thấp tầng, kết hợp du lịch và dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Toàn bộ khu vực các núi Giòn, núi Phú Gia, núi Phước Tượng, Hòn Voi, Hải Vân và hệ sinh thái dọc các sông Bu Lu, sông Thừa Lưu, Mỹ Vân, đầm Lập An trong Khu kinh tế được xác định là khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nghiêm ngặt.

b) Phân khu chức năng:

Toàn bộ không gian Khu kinh tế được quy hoạch thành các khu chức năng đô thị và phân loại theo quy chế quản lý không gian khác nhau, bao gồm các khu vực bắt buộc tuân thủ quy hoạch và các khu vực được phép sử dụng đất linh hoạt. Cụ thể như sau:

[...]