Thứ 6, Ngày 04/10/2024
08:47 - 26/09/2024

Mục đích trong Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua 'Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới' giai đoạn 2021-2025 được quy định như thế nào?

Mục đích trong Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021-2025 gồm các nội dung như thế nào?

Nội dung chính

    Mục đích trong Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021-2025

    Căn cứ Tiểu mục 1 Mục I 

    - Mục đích:

    + Tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vận động các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ động, trách nhiệm, tích cực tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhất là thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

    + Tổ chức Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, phấn đấu thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025:

    ++ Phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020;

    ++ Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới;

    ++ Phấn đấu cả nước có khoảng từ 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

    Phấn đấu 60% số thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

    Yêu cầu trong Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021-2025 

    Theo Tiểu mục 2 Mục I 

    - Yêu cầu

    + Phong trào thi đua tiếp tục là trọng tâm trong các phong trào thi đua của các bộ, ban, ngành, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hoạt động cụm, khối thi đua; đánh giá kết quả Phong trào thi đua phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và bình xét thi đua hàng năm của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị.

    + Triển khai sâu rộng phong trào thi đua từ trung ương đến cơ sở với nội dung, hình thức phong phú, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, thực chất, tránh chạy theo thành tích và phù hợp với thực tiễn; gắn triển khai Phong trào với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tránh trùng lặp, chồng chéo trong quá trình tổ chức thực hiện; phát huy được sáng kiến, sáng tạo của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và huy động, tập trung được nguồn lực của nhà nước, địa phương cũng như toàn xã hội.

    + Việc công nhận, biểu dương, khen thưởng các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới phải thực chất, công khai, minh bạch, khách quan, tránh chạy theo thành tích để tạo động lực thúc đẩy Phong trào thi đua phát triển. Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến.

    + Đến năm 2025, các cấp, các ngành tiến hành tổng kết Phong trào thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm hay, các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

    1