Mua đất nhưng chỉ lập giấy viết tay thì giải quyết tranh chấp đất đai xảy ra như thế nào?

Mua đất nhưng chỉ lập giấy viết tay và gia đình tôi đã được cấp sổ đỏ và nộp thuế đầy đủ, chủ cũ trở về và đòi lại đất, cho rằng chỉ cho mượn chứ không bán thì giải quyết tranh chấp đất đai xảy ra như thế nào?

Nội dung chính

    Mua đất nhưng chỉ lập giấy viết tay thì giải quyết tranh chấp đất đai xảy ra như thế nào?

    Theo quy định của pháp luật thì chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hình thức định đoạt, còn cho ở nhờ không phải là hình thức định đoạt tài sản. Vì vậy, trong vụ việc của gia đình bạn nếu gia đình bạn không có căn cứ nào chứng minh là gia đình bạn đã nhận chuyển nhượng thửa đất đó (trả tiền) thì gia đình bạn phải trả lại toàn bộ thửa đất đó cho chủ đất cũ. 

    Nếu gia đình bạn có chứng cứ chứng minh về việc chuyển nhượng, gia đình bạn đã trả tiền cho người chủ đất cũ thì gia đình bạn mới có cơ hội thắng kiện. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng pháp luật (có giấy tờ chuyển nhượng) thì mới hợp lệ,

    Việc giải quyết vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, và nguyên tắc giải quyết theo quy định của Bộ luật của bộ luật dân sự, luật đất đai và theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao như sau:

    "Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ ngày 01/7/1980 (ngày Chính phủ ban hành Quyết định số 201/CP) đến trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực)

    Pháp luật thời kỳ này nghiêm cấm việc mua, bán phát canh thu tô chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức; do đó, khi có tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Toà án giải quyết như sau:

    - Về nguyên tắc chung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai được xác lập trong thời điểm từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 là hợp đồng trái pháp luật; do đó, nếu có tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Toà án huỷ hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 này.

    - Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện thì Toà án công nhận hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

    + Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    + Trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân đã cho phép việc chuyển nhượng;

    + Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm qui định về quy hoạch và bên chuyển nhượng cũng không phản đối khi bên nhận chuyển quyền sử dụng đất xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh trên đất đó."

    1