Metro Cần Giờ từ Quận 7 được nghiên cứu với vận tốc bao nhiêu km?

Metro Cần Giờ từ Quận 7 được nghiên cứu với vận tốc bao nhiêu km?

Nội dung chính

    Metro Cần Giờ từ Quận 7 được nghiên cứu với vận tốc bao nhiêu km?

    Tuyến Metro Cần Giờ nối Quận 7 TP HCM đang được nghiên cứu với vận tốc tối đa lên đến 250 km/h. Đây là tốc độ cao nhất trong số các tuyến metro từng được đề xuất tại Việt Nam. Đây là tốc độ thiết kế, dự kiến gấp hơn hai lần các tuyến metro hiện tại như Bến Thành - Suối Tiên (tối đa 110 km/h) và Cát Linh - Hà Đông (80 km/h). 

    Tuyến Metro Cần Giờ này có tổng chiều dài khoảng 48,5 km, xuất phát từ khu vực đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) và kết thúc tại khu đô thị lấn biển Cần Giờ. Tuyến được thiết kế đường đôi, khổ 1.435 mm, cho phép tàu vận hành ở tốc độ tối đa 250 km/h.

    Dự án dự kiến có tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (khoảng 4,09 tỷ USD) và được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP). 

    Tuyến metro Cần Giờ dự kiến sẽ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa trung tâm TP.HCM và huyện Cần Giờ. 

    Như vậy, Metro Cần Giờ từ Quận 7 được nghiên cứu với vận tốc 250 km/h. 

    Lưu ý: Thông tin về Metro Cần Giờ từ Quận 7 được nghiên cứu với vận tốc bao nhiêu km? chỉ mang tính chất tham khảo.

    Metro Cần Giờ từ Quận 7 được nghiên cứu với vận tốc bao nhiêu km?

    Metro Cần Giờ từ Quận 7 được nghiên cứu với vận tốc bao nhiêu km? (Hình từ Internet)

    Quy định về việc đầu tư, xây dựng, phát triển đường cao tốc như thế nào?

    Căn cứ Điều 47 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau: 

    Điều 47. Đầu tư, xây dựng, phát triển đường cao tốc
    1. Việc đầu tư, xây dựng đường cao tốc phù hợp với quy định tại Điều 28 của Luật này.
    2. Đường cao tốc được đầu tư, xây dựng phù hợp với quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này và đầu tư, xây dựng đồng bộ các công trình sau đây:
    a) Đường gom hoặc đường bên;
    b) Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc;
    c) Trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe;
    d) Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu tiền sử dụng đường bộ;
    đ) Công trình kiểm soát tải trọng xe.
    3. Căn cứ nhu cầu vận tải, khả năng nguồn lực đầu tư và quy hoạch, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc phân kỳ đầu tư, xác định việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy mô làn xe quy hoạch hoặc tiến độ dự án được xác định trong quyết định chủ trương đầu tư.
    4. Việc đầu tư đường cao tốc qua đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị và quy định của pháp luật có liên quan; có giải pháp phù hợp để phát triển không gian, kết nối giao thông khu vực hai bên đường, bảo đảm môi trường.
    5. Cấp quyết định đầu tư được phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh tiểu dự án, dự án thành phần trong trường hợp kinh phí các tiểu dự án, dự án thành phần có sự thay đổi so với sơ bộ tổng mức đầu tư của tiêu dự án, dự án thành phần được duyệt nhưng không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư.
    Trường hợp quyết định tách dự án thành các tiểu dự án, dự án thành phần, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc giao cho một cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án; chịu trách nhiệm rà soát, điều hòa, cân đối và thống nhất điều chỉnh tổng mức đầu tư giữa các tiểu dự án, dự án thành phần, bảo đảm không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư.

    Như vậy việc đầu tư, xây dựng, phát triển đường cao tốc được quy định theo các nội dung như trên. 

    Việc giao đất, cho thuê đất dành cho đường sắt được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 209 Luật Đất đai 2024, quy định về đất dành cho đường sắt như sau:

    Điều 209. Đất dành cho đường sắt
    [...]
    2. Việc giao đất, cho thuê đất dành cho đường sắt được thực hiện như sau:
    a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
    b) Cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm và miễn tiền thuê đất đối với đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
    c) Cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
    3. Đối với đất dành cho đường sắt đã được giao, cho thuê trước ngày Luật này có hiệu lực thì Nhà nước xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo hình thức quy định tại khoản 2 Điều này.
    4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí quỹ đất, giao đất để lực lượng Công an nhân dân bảo đảm an ninh, trật tự đối với khu vực nhà ga đường sắt.

    Như vậy, việc giao đất, cho thuê đất dành cho đường sắt được thực hiện như sau:

    - Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều 209 Luật Đất đai 2024;

    - Cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm và miễn tiền thuê đất đối với đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 209 Luật Đất đai 2024.

    - Cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 Luật Đất đai 2024.

    Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
    saved-content
    unsaved-content
    48