Mẫu hợp đồng thuê nhà thuê mặt bằng để kinh doanh năm 2025 mới nhất

Mẫu hợp đồng thuê nhà thuê mặt bằng để kinh doanh năm 2025 mới nhất? Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở theo pháp luật quy định là gì?

Nội dung chính

    Mẫu hợp đồng thuê nhà thuê mặt bằng để kinh doanh năm 2025 mới nhất

    Hiện tại, chưa có quy định pháp luật quy định Mẫu hợp đồng thuê nhà thuê mặt bằng để kinh doanh năm 2025 mới nhất, tuy nhiên có thể tham khảo Mẫu hợp đồng thuê nhà thuê mặt bằng để kinh doanh năm 2025 dưới đây:

    Tải về Mẫu hợp đồng thuê nhà thuê mặt bằng để kinh doanh năm 2025 file word Tại đây

    Mẫu hợp đồng thuê nhà thuê mặt bằng để kinh doanh năm 2025 mới nhấtMẫu hợp đồng thuê nhà thuê mặt bằng để kinh doanh năm 2025 mới nhất (Hình từ internet)

    Người thuê mặt bằng có thể tu sửa lại mặt bằng để kinh doanh theo ý mình không?

    Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015:

    Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê
    1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
    Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
    2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.

    Theo đó, bên thuê có thể tu sửa hoặc cải tạo nhà thuê làm tăng giá trị nhà thuê nếu được sự đồng ý của bên cho thuê. Trong trường hợp này, bên thuê mặt bằng cũng có quyền yêu cầu bên cho thuê mặt bằng thanh toán chi phí sửa chữa hợp lý.

    Ngoài ra, Điều 477 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê
    1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
    2. Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
    a) Sửa chữa tài sản;
    b) Giảm giá thuê;
    c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.

    Dựa trên cơ sở pháp lý trên, có thể thấy rằng bên cho thuê có trách nhiệm bảo đảm nhà thuê luôn trong tình trạng sử dụng tốt và phù hợp với mục đích thuê, đồng thời phải sửa chữa những hư hỏng không phải do lỗi của bên thuê.

    Nếu nhà thuê bị giảm sút giá trị mà không do lỗi của bên thuê, bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa hoặc giảm giá thuê.

    Như vậy, bên thuê mặt bằng có thể tu sửa mặt bằng để phục vụ cho mục đích kinh doanh, nhưng phải có sự đồng ý của bên cho thuê trước khi thực hiện.

    Trong trường hợp mặt bằng bị hư hỏng hoặc giảm giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê, bên thuê mặt bằng có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, hoặc trong trường hợp bên cho thuê không thực hiện sửa chữa kịp thời, bên thuê có thể tự sửa chữa và yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa hợp lý.

    Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở theo pháp luật quy định là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 171 Luật Nhà ở 2023 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở như sau:

    - Đối với nhà ở thuộc tài sản công, hợp đồng thuê chấm dứt theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Nhà ở 2023 gồm:

    + Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà không đúng thẩm quyền, đối tượng hoặc điều kiện theo quy định pháp luật.

    + Hết thời hạn thuê mà bên thuê không còn nhu cầu hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

    + Bên thuê trả lại nhà ở.

    + Bên thuê không còn đủ điều kiện theo quy định của Luật.

    + Bên thuê chết hoặc bị tuyên bố mất tích mà không có ai cùng sống.

    + Bên thuê không thanh toán đủ tiền thuê từ 3 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng.

    + Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước hoặc không bảo đảm an toàn.

    + Bên thuê sử dụng nhà không đúng mục đích, tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, hoặc cải tạo nhà ở.

    + Bên thuê nhà công vụ được điều động hoặc luân chuyển đến địa phương khác.

    + Chiếm dụng nhà ở trái pháp luật.

    - Đối với nhà ở không thuộc tài sản công, hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

    + Hết thời hạn hợp đồng (nếu không có thời hạn xác định, chấm dứt sau 90 ngày từ thông báo của bên cho thuê).

    + Các bên thỏa thuận chấm dứt.

    + Nhà ở không còn.

    + Bên thuê là cá nhân chết hoặc tuyên bố mất tích mà không có ai cùng sống.

    + Bên thuê là tổ chức giải thể, phá sản, hoặc chấm dứt hoạt động.

    + Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, thuộc khu vực thu hồi đất, hoặc bị Nhà nước trưng dụng.

    - Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản trước ít nhất 30 ngày về việc chấm dứt, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc thỏa thuận khác.

    75