Mẫu đơn xin nghỉ học mới nhất 2025 dành cho học sinh các cấp? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ học

Mẫu đơn xin nghỉ học mới nhất 2025 dành cho học sinh các cấp? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ học

Nội dung chính

    Mẫu đơn xin nghỉ học mới nhất 2025 dành cho học sinh các cấp? Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ học

    Dưới đây là một số mẫu đơn xin nghỉ học mới nhất 2025:

    Mẫu đơn xin nghỉ học dành học sinh: Tải vềMẫu đơn xin nghỉ học mới nhất 2025 dành cho học sinh các cấp? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ học

    Mẫu số 1

    Mẫu đơn xin nghỉ học: Tải về

    Mẫu đơn xin nghỉ học mới nhất 2025 dành cho học sinh các cấp? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ học

    Mẫu số 2

    >> Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ học

    - Quốc hiệu, tiêu ngữ của nước Việt Nam: viết in hoa “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và viết hoa chữ cái đầu "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc".

    - Kính gửi đến Ban giám hiệu nhà trường… và giáo viên chủ nhiệm ….

    - Thông tin của học sinh, sinh viên nghỉ học: Họ và tên, tên trường học, lớp học, mã học sinh,...

    - Họ tên phụ huynh sinh viên nghỉ học (Nếu có)

    - Thời gian nghỉ học là từ ngày tháng… đến ngày tháng…

    - Lý do nghỉ học: Nêu rõ lý do xin nghỉ học, ví dụ: ốm, gia đình có việc, .... Nếu cần phải nghỉ dài ngày thì cần có giấy tờ xác nhận.

    - Lời hứa, cam kết của học sinh:

    + Em sẽ chép bài đầy đủ và học bài bù sau khi hết thời gian nghỉ.

    + Em sẽ hoàn thành đầy đủ các bài tập về nhà và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa của lớp.

    - Chữ ký của học sinh và phụ huynh: Đây là bước quan trọng chữ ký của học sinh để chứng minh là người viết bản kiểm điểm này và chữ ký phụ huynh là để xác nhận lại mẫu đơn.

    Mẫu đơn xin nghỉ học mới nhất 2025 dành cho học sinh các cấp? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ học

    Mẫu đơn xin nghỉ học mới nhất 2025 dành cho học sinh các cấp? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ học (Hình từ Internet)

    Học sinh nghỉ học bao nhiêu buổi thì sẽ không được lên lớp?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp cụ thể như sau:

    Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
    1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
    a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
    b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
    c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
    2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
    3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.
    4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật.

    Theo đó, học sinh không đáp ứng yêu cầu dưới đây thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:

    - Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT) được đánh giá mức Đạt trở lên.

    - Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT) được đánh giá mức Đạt trở lên.

    - Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

    Như vậy, nghỉ học quá 45 buổi học trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục) thì sẽ không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông

    Học sinh có những quyền gì?

    Căn cứ tại Điều 35 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của học sinh như sau:

    - Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

    - Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.

    - Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

    - Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

    - Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    - Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    64