Lương tối thiểu vùng TPHCM 2025? Mức lương tối thiểu vùng TPHCM 2025 là bao nhiêu?

Lương tối thiểu vùng TPHCM 2025? Mức lương tối thiểu vùng TPHCM 2025 là bao nhiêu? Mức lương tối thiểu vùng TPHCM 2025 được áp dụng như thế nào?

Nội dung chính

    Lương tối thiểu vùng TPHCM 2025? Mức lương tối thiểu vùng 2025 là bao nhiêu?

    Ngày 30/06/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP về việc quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024.

    Trong đó, căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

    Vùng

    Mức lương tối thiểu tháng

    (Đơn vị: đồng/tháng)

    Mức lương tối thiểu giờ

    (Đơn vị: đồng/giờ)

    Vùng I

    4.960.000

    23.800

    Vùng II

    4.410.000

    21.200

    Vùng III

    3.860.000

    18.600

    Vùng IV

    3.450.000

    16.600

    Đồng thời, căn cứ Phụ lục danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu ngày 01 tháng 7 năm 2024 (kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP) khu vực

    (1) Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực I;

    (2) Huyện Cần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực II.

    Như vậy, lương tối thiểu vùng TPHCM 2025 như sau:

    (1) Mức lương tối thiểu vùng TPHCM 2025 tại các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc Thành phố Hồ Chí Minh: 4.960.000 (đồng/tháng) hoặc 23.800 (đồng/giờ);

    (2) Mức lương tối thiểu vùng TPHCM 2025 tại huyện Cần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh: 4.410.000 (đồng/tháng) hoặc 21.200 (đồng/giờ).

    Lương tối thiểu vùng TPHCM 2025? Mức lương tối thiểu vùng 2025 là bao nhiêu?

    Lương tối thiểu vùng TPHCM 2025? Mức lương tối thiểu vùng 2025 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Mức lương tối thiểu vùng TPHCM 2025 được áp dụng như thế nào?

    Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng TPHCM 2025 được áp dụng như sau:

    (1) Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

    (2) Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

    (3) Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

    Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

    Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

    Việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động được thực hiện như thế nào?

    Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

    Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
    1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
    2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
    3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
    Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

    Như vậy, việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động được thực hiện theo quy định trên.

    60