Lồng ghép bình đẳng giới trong thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được quy định ra sao?
Nội dung chính
Lồng ghép bình đẳng giới trong thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được quy định ra sao?
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được quy định tại Điều 20 Thông tư 17/2014/TT-BTP về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành như sau:
- Đối với các hình thức văn bản là luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì khi cơ quan chủ trì soạn thảo trình, đơn vị có chức năng thẩm tra của Văn phòng Chính phủ thực hiện việc thẩm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 29, Điều 33 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện thì Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra thực hiện việc thẩm tra dự thảo văn bản phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét, đánh giá về vấn đề bình đẳng giới theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.
- Trường hợp có ý kiến khác nhau về vấn đề bình đẳng giới trong quá trình thẩm tra, cơ quan thẩm tra có thể tổ chức họp với đại diện của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản, cơ quan lao động, thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận, thống nhất trước khi trình dự thảo văn bản.