09:45 - 21/01/2025

Khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là một trong những khu bến chính trong hệ thống cảng biển tại TPHCM?

Khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là một trong những khu bến chính trong hệ thống cảng biển tại TPHCM?

Nội dung chính

    Khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là một trong những khu bến chính trong hệ thống cảng biển tại TPHCM?

    Ngày 31/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1711/QĐ-TTg năm 2024 về việc phê duyệt quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Trong đó, tiểu mục 1 Mục IV Quyết định 1711/QĐ-TTg năm 2024 có quy định về khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ như sau:

    PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI

    1. Bố trí các công trình, dự án quan trọng, các vùng bảo tồn đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch Vùng trên địa bàn Thành phố. Các công trình, dự án quan trọng cấp quốc gia và Vùng Đông Nam Bộ gồm:

    - Về giao thông:
    + Đường bộ: tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ và đường vành đai đảm bảo kết nối liên Vùng, giải quyết tình trạng ùn tắc tại các cửa ngõ của Thành phố;
    + Đường sắt: đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh; tiếp tục đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh gắn với phát triển các khu đô thị theo mô hình TOD, đảm bảo kết nối, đồng bộ với các tuyến đường sắt đô thị của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An;
    + Cảng hàng không: phát triển cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cấp 4E, công suất 50 triệu hành khách. Hoàn thiện hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt) kết nối giữa cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng hàng không quốc tế Long Thành;
    + Đường thủy nội địa: phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của Thành phố là trung tâm đầu mối các tuyến đường thủy nội địa khu vực phía Nam. Chú trọng phát triển 03 hành lang vận tải thủy liên vùng: Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau; Thành phố Hồ Chí Minh - An Giang - Kiên Giang; Bà Rịa - Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh;
    + Phát triển cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh thành cảng biển loại đặc biệt. Cảng biển gồm 07 khu bến chính: khu bến Cát Lái - Phú Hữu; khu bến Hiệp Phước (trên sông Soài Rạp); khu bến trên sông Sài Gòn; khu bến Nhà Bè; khu bến Long Bình; khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và các bến cảng tiềm năng tại huyện Cần Giờ;
    + Hệ thống logistics: phát triển các trung tâm logistics hàng không; trung tâm logistics gắn với cảng biển, cảng cạn tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    - Về thủy lợi: phối hợp phát triển hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa để bổ sung năng lực cấp nước và phòng, chống lũ cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và Long An.
    - Về điện và năng lượng: xây dựng nhà máy điện khí LNG Hiệp Phước giai đoạn 1 (1.200MW) và giai đoạn 2 dự phòng theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; 03 nhà máy điện rác với tổng công suất khoảng 123MW, điện mặt trời mái nhà khoảng 73MW. Xây dựng lưới điện 220-500kV theo Quy hoạch và Kế hoạch phát triển lưới điện quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng lưới 110kV và lưới trung thế có tính đến dự phòng và độ trễ thời gian nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Xây dựng, khai thác các kho LNG để phục vụ các cơ sở kinh tế kỹ thuật của Thành phố.
    - Về khu xử lý chất thải: khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi (khu xử lý chất thải cấp vùng), diện tích khoảng 822ha; khu Liên hợp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh (khu xử lý chất thải cấp vùng), diện tích khoảng 614ha. Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với tỉnh Long An để triển khai thực hiện công tác xử lý chất thải rắn và di dời các cơ sở công nghiệp, tái chế của Thành phố vào Khu công nghệ môi trường xanh tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An (khu xử lý chất thải cấp quốc gia).
    - Các vùng bảo tồn bao gồm: bảo tồn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và nghiên cứu đề xuất công nhận khu vực này là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar).
    ...

    Căn cứ quy định này, khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là một trong 07 khu bến chính thuộc hệ thống cảng biển TPHCM trong phương án tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội (một trong những nội dung chính thuộc quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021 - 2030).

    Khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là một trong những khu bến chính trong hệ thống cảng biển tại TPHCM?

    Khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là một trong những khu bến chính trong hệ thống cảng biển tại TPHCM? (Hình từ Internet)

    Quy mô dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là bao nhiêu?

    Căn cứ khoản 4 Điều 1 Quyết định 148/QĐ-TTg năm 2025, quy mô dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được xác định như sau:

    (1) Diện tích sử dụng đất: khoảng 571 ha.

    (2) Vốn đầu tư: được xác định trên cơ sở đề xuất thực hiện dự án và Đề án nghiên cứu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và không thấp hơn 50.000 tỷ đồng. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định cụ thể tổng vốn đầu tư của dự án theo đề xuất của nhà đầu tư để ghi nhận trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định.

    Chuyên viên pháp lý Đỗ Hữu Hòa
    22
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ